Thứ hai, 20/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 14/03/2011
Doanh nghiệp đặt hàng Nhà trường

Nhiều hợp đồng, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao đã được các trường ĐH và doanh nghiệp (DN) ký kết. Qua đó, nhà trường và DN hiểu nhau hơn trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực (NNL)…!

Đến thời đặt hàng!

Năm 2009 - khi kinh tế thế giới khó khăn cũng là lúc các thành phần kinh tế, xã hội nhìn lại hoạt động của mình, rà soát nhân lực, vật lực, tái cấu trúc DN… Nhiều đơn vị thấy cần thiết phải đổi mới tư duy, đổi mới con người hoặc đào tạo lại. Từ đó, nhu cầu hợp tác đào tạo nhân lực giữa DN và nhà trường đã diễn ra sôi động.

Sự hợp tác này đã diễn ra tại: Đại học Quốc gia TP.HCM; các trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, Kỹ thuật Công nghệ (HUTECH), Luật, Kinh tế ở TP.HCM, Cần Thơ, Quảng Nam…  

DN đã đến các trường ĐH tổ chức hội thảo về tuyển dụng, tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên, tặng học bổng, ký kết hợp tác đào tạo với nhà trường... Nhờ vậy, hàng triệu sinh viên (SV) có cơ hội tiếp cận với việc làm; Những SV giỏi nhận được học bổng… Nhiều DN như: Unlinever, Samsung Vina, Intel, FPT, Ngân hàng Sacombank, Techcombank, Tập đoàn Hoa Sen, Renesas, TMA Solutions… trở thành đối tác thường xuyên đến tư vấn, tài trợ và tuyển dụng sinh viên tại các trường.

“Từ hơn 10 năm nay, Công ty Tường Minh (TMA Solutions) đã hợp tác với hơn 20 trường đại học, kể cả các trường ngoài TP.HCM như ĐH Cần Thơ, ĐH Đà Lạt. TMA mở chương trình hợp tác dài hạn với các ĐH (UIP - University Interaction Program) và tuyển dụng liên tục với số lượng lớn. Với các trường ngoài TP.HCM, hàng năm TMA đến tận nơi tuyển dụng”. Ông Trần Phúc Hồng, Phó Tổng giám đốc TMA cho biết.

Hoạt động hợp tác với các trường của TMA gồm nhiều hoạt động phong phú như thực tập, đào tạo, hội thảo chuyên đề, học bổng, hướng nghiệp, tuyển dụng... Công ty luôn sẵn sàng hỗ trợ không có điều kiện ràng buộc nào.

Trung tâm Đào Tạo TMA (http://www.ttc.edu.vn/) có chương trình hợp tác với một số trường để giúp SV trang bị kinh nghiệm làm việc thực tế, tạo hành trang tốt để đi làm sau khi ra trường. Các SV này nếu gia nhập TMA sẽ được hoàn lại học phí. Một hoạt động mới TMA đang thúc đẩy là hợp tác với các trường ĐH trong hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) để tạo ra các sản phẩm CNTT “Made in Vietnam”.

Unlinever, Tập đoàn Hoa Sen… cũng đã ký kết với Đại học Bách Khoa TP.HCM để hợp tác, đào tạo và tuyển dụng hàng ngàn sinh viên cho năm 2011.

Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn (STU) ký kết hợp tác trong lĩnh vực CNTT với Công ty cổ phần UIS. Theo đó, UIS sẽ cung cấp cho mỗi sinh viên hiện tại và tương lai của STU một tài khoản trong hệ thống UIS với định dạng địa chỉ userID@students.stu.edu.vn miễn phí ít nhất là 5 năm. Trường còn chủ động đề nghị Hội Tin học TP.HCM (HCA) tiếp nhận 245 sinh viên hệ đại học, ngành CNTT đến thực tập tại các cơ quan, DN thuộc HCA từ tháng 12/2010...

Cùng có lợi

Các DN cùng với trường ĐH đã xem trọng việc hợp tác “đôi bên cùng có lợi”. Ông Trương Minh Kiệt, phụ trách mảng DN của trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho biết, mô hình hợp tác của trường ĐH Kinh tế là “Đào tạo theo nhu cầu của DN”. Ví dụ: DN cần 1.000 sinh viên có kỹ năng mềm hoặc kỹ năng thuyết trình… Nếu DN đặt hàng, nhà trường sẽ chú trọng đào tạo để khi ra trường đáp ứng được nhu cầu của DN. Nhà trường cũng yêu cầu DN cung cấp thông tin và yêu cầu cụ thể. Đồng thời, DN cũng tạo điều kiện để các sinh viên tham gia vào các chương trình học tập và làm việc tại DN…

Ông Kiệt đánh giá mô hình hợp tác kể trên đem lại lợi ích và hiệu quả cao cho cả 2 bên. Lợi ích DN trong các hoạt động hợp tác với trường ĐH là thông tin. SV hiểu được các yêu cầu tuyển dụng, nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và thực hành… để họ tự trang bị thêm.

Trên 6.000 sinh viên từ các trường Đại học ở TP.HCM đổ về “Ngày hội việc làm” tổ chức ngày 23/10/2010 tại Đại học Bách Khoa để tìm kiếm các cơ hội việc làm, học bổng và chia sẻ kinh nghiệm...

Ông Nguyễn Thanh Mỹ, Tập đoàn Mỹ Lan nhận thấy, sự hợp tác đào đạo với DN giúp nhà trường không phải lo lắng đầu ra cho sinh viên, sinh viên cũng không còn lo lắng kiếm việc làm và DN có được nguồn lao động theo yêu cầu. Sự hợp tác này còn làm tăng khả năng cạnh tranh, tạo uy tín và thương hiệu cho cả nhà trường và DN…

Tuy nhiên, ông Hồng cho rằng, SV hiện nay đã có nhiều tiến bộ về ngoại ngữ nhưng kỹ năng giao tiếp và thực hành vẫn cần được cải thiện. Đây là những kỹ năng được các giảng viên chú trọng huấn luyện trong các khóa học tại Trung tâm Đào Tạo TMA. Sau 4-5 năm học ĐH, dù các SV được trang bị nền tảng kiến thức tốt, nhưng khả năng vận dụng vào công việc cụ thể còn nhiều hạn chế.

Theo ông Nguyễn Tử Anh, Giám đốc Đào tạo và Tuyển dụng, Tập đoàn Hoa Sen, mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và DN có tăng về số lượng nhưng chất lượng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hai bên. Cả hai đều chưa đưa ra những giải pháp khai thác thật sự hiệu quả, vẫn giữ quan điểm hỗ trợ nhau nhiều hơn là hợp tác bình đẳng (DN hỗ trợ vật chất và nhà trường hỗ trợ về tuyển dụng). Cơ chế hoạt động chung chưa được thiết lập.

Nhân lực dự phòng

Ông Anh cho rằng, do yêu cầu của hội nhập kinh tế và sự phát triển của DN, nhu cầu tuyển dụng lao động chất lượng cao trong các DN sắp tới sẽ tăng cao. Các DN cần bổ sung nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao tham gia vào các vị trí quản lý, lãnh đạo.

Mỗi DN lại phát triển với một đặc thù văn hóa riêng biệt, hệ thống quản trị khác biệt. Do vậy, việc đào tạo, hướng dẫn ngay từ đầu về văn hóa công ty, cách quản trị sẽ làm cho ứng viên tuyển dụng nhanh chóng thích nghi và phát huy hiệu quả công việc. Điều này còn giúp công ty giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa của mình trong xu thế kinh doanh hiện nay.

Khi thị trường chưa đáp ứng và khan hiếm NNL có chất lượng thì việc đào tạo và có thêm NNL dự phòng sẽ giúp công ty nhanh chóng triển khai kế hoạch kinh doanh sau này.

Việc giữ vững, phát huy triết lý kinh doanh và hệ thống văn hóa DN rất quan trọng. Điều này đòi hỏi nhân sự trong nội bộ phải nắm vững và thấm nhuần những giá trị cốt lõi của DN. Tuyển dụng SV từ trong nhà trường và đào tạo để trưởng thành sẽ giúp các DN thực hiện yêu cầu này.

Đại diện Công ty Unlinever:
“Nhà trường, thầy cô và sinh viên đều cần va chạm thực tế với DN. Thầy cô bổ sung kiến thức thực tế đó vào giáo án để truyền tải đến sinh viên. SV sống trong thời đại CNTT, có nhiều điều kiện tốt cần năng động và chủ động hơn trong việc cập nhật thông tin và kiến thức. Khi hợp tác đào tạo với nhà trường, DN cần nhà trường chủ động, tương tác và đây là yếu tố quan trọng”.

Ông Trương Minh Kiệt, phụ trách mảng doanh nghiệp, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM:
“Nhà trường cũng muốn DN chủ động đến đặt hàng theo nhu cầu. DN hãy chung tay với nhà trường đóng góp và cung cấp các yêu cầu để nhà trường định hướng đào tạo SV. DN cũng nên cho SV tham gia vào các quá trình học tập, làm việc tại DN để các em cọ xát thực tế. Nhà trường cần DN tham gia sâu hơn vào quá trình đào tạo”.

Theo www.pcworld.com.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0