Thứ sáu, 19/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 22/02/2011
“Dặm trường” mã nguồn mở

Dù có nhiều quyết định, chỉ thị kêu gọi sử dụng phần mềm nguồn mở (PPNM) từ Chính phủ nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều nơi sẵn sàng đón nhận các PM tự do này.

Các giải pháp kỹ thuật dùng PMNM đã được áp dụng tại một số nước

Theo ước tính của Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) cách đây 3 năm, chỉ với 2 triệu máy tính trên phạm vi cả nước, chúng ta sẽ phải đầu tư hơn 1 tỷ USD cho các PM thương mại. Còn nếu sử dụng các PM thương mại trong việc xây dựng cổng điện tử cung cấp dịch vụ công ở các tỉnh thành sẽ mất hàng triệu USD! Vì vậy, Bộ TT-TT đưa ra chương trình "Đẩy mạnh sử dụng PM mã nguồn mở trong hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước". Danh mục các PMNM được khuyến khích sử dụng trong các cơ quan nhà nước đã được ban hành

Cơ hội cho các tỉnh “nghèo”
 
Đối với các địa phương không có vài triệu USD để đầu tư vào hệ thống CNTT thì giải pháp sử dụng PM PMNM là một lối thoát cần thiết! Một số địa phương như Ninh Thuận, Đắk Nông, Đắk Lắk, Bình Phước… đang tích cực đưa các PMNM vào các cơ quan công sở, doanh nghiệp nhà nước…

Tại hội thảo "Giải pháp thúc đẩy ứng dụng PM mã nguồn mở trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Đắk Nông" diễn ra tại thị xã Gia Nghĩa vào giữa tháng 9/2010, Đắk Nông đã bày tỏ quyết tâm đưa PMNM vào ứng dụng trong các cơ quan nhà nước từ nay đến năm 2011.

Tại hội thảo, ông Lữ Chí Cường, Giám đốc Sở TTTT Đắk Nông mạnh dạn đặt chỉ tiêu: “Tỉnh sẽ phấn đấu để từ nay đến năm 2011, các cơ quan ban ngành tại Đắk Nông sẽ chuyển qua sử dụng một số PMNM. Việc sử dụng các PM này sẽ góp phần giảm chi phí mua bản quyền PM cho nhà nước, giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền PM...

Bước chuyển khó khăn

Với hầu hết các nhân viên, cán bộ ở các cơ quan nhà nước, việc chuyển sang dùng PMNM không phải là dễ. Do đó, các địa phương cần triển khai những đợt tập huấn ngắn hạn để sử dụng PMNM.

Đó là chưa kể đến một số trở ngại khách quan như việc chuyển đổi định dạng các tập tin văn bản (PM thương mại) sang PMNM, việc cài đặt chế độ in trên mạng… Theo kỹ sư Đoàn Việt Hưng, Giảng viên khoa CNTT - Đại học Bách Khoa, các tập tin sử dụng định dạng PM văn phòng thông dụng hoàn toàn có thể chuyển sang Open Office (PMNM).

Kỹ sư Đoàn Việt Hưng, Giảng viên Khoa Khoa học và Kỹ thuật máy tính - ĐH Bách Khoa TP.HCM:

“Được và mất khi dùng PMNM”

Người dùng sẽ giảm chi phí mua PM và chi phí này sẽ tiến tới chỉ bằng chi phí phân phối sản phẩm. Họ cũng giảm phụ thuộc vào nhà cung cấp PM (thương mại); Tăng khả năng kiểm soát; Có độ ổn định cao; Tăng cường bảo mật. Ngoài ra, ngày càng có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ PMNM.

Tuy nhiên, người dùng sẽ phải chấp nhận chi phí chuyển đổi từ giải pháp CNTT trước đó sang PMNM (chuyển đổi dữ liệu, thay đổi phần cứng…). Tốn chi phí đào tạo nhân sự để sử dụng các công cụ mới (PMNM). Giảm năng suất lao động trong thời gian chuyển đổi giải pháp.

Ông Võ Thái Lâm, Giám đốc Công ty Cổ phần Tin học Lạc Tiên cho biết: “Công ty Lạc Tiên đã cùng với Sở TTTT Ninh Thuận mở lớp đào tạo về PMNM cho các chuyên viên về CNTT. Sau thời gian đào tạo, các chuyên viên quản trị mạng tại đây đã chuyển sang điều hành mạng máy tính ở các cơ quan nhà nước bằng các công cụ PMNM”.

Lãnh đạo huyện Cư-Jút, tỉnh Đắk Nông nhận xét: Một số cán bộ trên huyện đã được tập huấn về PMNM. Trong vòng 5 ngày, dù không rành máy tính nhưng họ vẫn có thể sử dụng các PM này trong công việc. Tuy nhiên, các cơ quan trực thuộc tỉnh Đắk Nông cần triển khai áp dụng PMNM đầu tiên để cho mọi người học tập.

Hiện tại, có một số cộng đồng PMNM tại Việt Nam như HanoiLug, SaigonLug (Linux User Group)… bao gồm những người yêu thích và sử dụng PM nguồn mở. Tại Ninh Thuận, các học viên tham gia khóa học về PMNM đã lập trang web www.linuxviet.com nhằm chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm sử dụng. Ban Chỉ đạo PM Nguồn mở Quốc gia Việt Nam (Văn phòng CNTT thuộc Bộ KHCN) cũng là một địa chỉ để tìm hiểu thêm về PMNM.

Hướng đến tương lai
 
Tính đến nay, có khoảng 15 - 20 doanh nghiệp (DN) chuyên khai thác ứng dụng PMNM và đã triển khai hoạt động này tại nhiều tỉnh thành. Các DN này tập trung vào khối cơ quan nhà nước với các buổi hội thảo, tập huấn về PMNM. Hiện thời, đã có khá nhiều cơ quan nhà nước ở các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Phước, Đắk Lắc… sử dụng PMNM trong công việc hàng ngày.

Tính đến nay, bộ PM Open Office, bộ gõ Unikey và trình duyệt web FireFox vẫn đang được dùng phổ biến. Tuy nhiên, các PM này lại chạy trên nền tảng Windows (PM thương mại). Việc tiến đến cài đặt hệ điều hành PMNM Ubuntu chỉ mới có một số tỉnh thành mạnh dạn sử dụng.

Vấn đề là, PMNM là PM miễn phí sử dụng nhưng đòi hỏi phải có chi phí triển khai bao gồm cài đặt, huấn luyện sử dụng.

Có một ví dụ: Khi nghe đến con số 300 triệu đồng để tập huấn cho cán bộ, nhân viên các cơ quan trong tỉnh X, một cán bộ tỉnh đã khẳng định số tiền này chưa thấm tháp vào đâu. Tỉnh còn phải tập huấn nhiều đợt và tổ chức các lớp đào tạo về PMNM xuống đến các huyện, xã… Ngân sách cho PMNM cũng là một vấn đề nan giải đối với một số tỉnh không có khoản chi cho CNTT!

Có 5 PMNM được dùng phổ biến ở các cơ quan nhà nước. Đây cũng là các PM nằm trong danh mục yêu cầu sử dụng trong các cơ sở đào tạo và các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục – Đào tạo. Đó là bộ PM văn phòng Open Office, bộ gõ tiếng Việt Unikey, trình duyệt web FireFox, PM quản lý thư điện tử Thunderbird, hệ điều hành trên nền Linux.

 Theo www.pcworld.com.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0