Cập nhật: 18/02/2011 |
Thế giới tốn 1,2 tỷ ổ cứng để lưu dữ liệu |
|
Các nhà khoa học vừa công bố con số đo được về lượng thông tin của thế giới đã lưu trữ đến năm 2007 trên tạp chí Science (Khoa học). Đây là một con số khổng lồ.
|
|
Theo tính toán số lượng dữ liệu lưu trữ trên thế giới tới năm 2007 là 295 Exabyte Đơn vị lưu trữ trên các máy tính thông thường được đo bằng bằng kilobyte, sau đó là MB, và Gigabyte, Terabyte, Petabytes và Exabyte (1 Exabyte bằng tỷ Gigabyte)… Như vậy, để lưu toàn bộ số dữ liệu này thế giới cần tới 1,2 tỷ ổ cứng có dung lượng trung bình.
Các nhà nghiên cứu còn đưa các một so sánh khá thú vị đó là nếu số dữ liệu này được lưu lại trên các công nghệ kỹ thuật số thời gian từ năm 1986 tới 2007. Trong đó, bao gồm các cách lưu trữ trên các ổ cứng máy tính đã lỗi thời, đĩa mềm, phim chụp x-quang hay với các vi mạch trên thẻ tín dụng, sách, đĩa CD...
"Nếu lưu tất cả những thông tin này vào trong các cuốn sách, thì số sách này có thể phủ đầy 13 lớp lên toàn bộ diện tích của Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc", Tiến sĩ Martin Hilbert của Đại học Nam California cho biết.
Cùng một lượng thông tin trên nếu đem lưu trữ ra các đĩa CD có thể tạo ra một chồng đĩa cao tới tận mặt trăng.
Điều này cũng cho thấy một thời kỳ được gọi là "cuộc cách mạng thông tin" là quá trình chuyển đổi xã hội con người đến một thời đại kỹ thuật số. Nó cho thấy là trong năm 2000, 75% thông tin lưu trữ được trong các định dạng như băng từ video, nhưng đến năm 2007, 94% số dữ liệu này đã được chuyển sang lưu trữ kỹ thuật số.
Các kết quả khác từ các chương trình khảo sát toàn cầu cho thấy chương trình phát sóng tương đương khoảng hai Zettabytes dữ liệu (Zettabyte bằng 1000 Exabyte). Điều đó có nghĩa là 175 tờ báo cho một người mỗi ngày.
Đặc biệt, một phát hiện của các nhà khoa học đó là các DNA trong cơ thể con người là thứ có khả năng lưu lớn nhất, nó gấp khoảng 300 lần so với cách lưu trữ trên các thiết bị công nghệ khác.
Theo www.laodong.com.vn |