Chủ nhật, 21/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 07/12/2006
Thế giới web bỏ quên người khuyết tật

Kết quả một nghiên cứu mới được công bố khẳng định thế giới World Wide Web đã bỏ quên người khuyết tật. Có tới 97% website toàn cầu không đáp ứng ngay cả những tiêu chuẩn tối thiểu nhất về tính dễ truy cập cho người khuyết tật.

Không những thế cuộc điều tra còn cho biết có tới 98% thậm chí không tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn lập trình web của thế giới World Wide Web. Chính vì thế mà các tiêu chuẩn về tính dễ sử dụng cho người khuyết tật không được đáp ứng là một điều hoàn toàn dễ hiểu.

Để có được con số nói trên trên, cơ quan phụ trách vấn đề người khuyết tật Nomensa đã tiến hành điều tra các trang web hàng đầu thế giới thuộc 5 lĩnh vực khác nhau - gồm du lịch, bán lẻ, ngân hàng, hành chính và truyền thông.

Trong số những trang web được nghiên cứu Nomensa cho biết chỉ có 3 website là đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tối thiểu nói trên. Trong đó có website của Thủ tướng Anh Tony Blair và trang web German Chancellor.

Bản báo cáo của Nomensa được thực hiện dưới sự uỷ quyền của Liên hợp quốc và là một phần nỗ lực hưởng ứng Ngày quốc tế về người khuyết tật (3/12).

Mục tiêu của bản báo cáo là muốn báo động với thế giới World Wide Web về vấn đề nói trên và kêu gọi xây dựng một thế giới WWW bình đẳng với tất cả mọi người.

"Đó là một thất bại của cả thế giới. Kết quả của cuộc điều tra đã gây cho chúng tôi không ít thất vọng," Alex Metcalfe - Giám đốc dịch vụ khách hàng của Nomensa - khẳng định.

"Các website phải có chiến lược đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về tính dễ truy cập với người khuyết tật. Đó vừa phải là một chiến lược ngắn hạn vừa phải là một chiến lược dài hạn. Ngắn hạn là để khắc phục yếu điểm mới được phát hiện, còn dài hạn để tiếp tục phát triển và cải thiện các tiêu chuẩn."

"Đó không chỉ là vấn đề thương mại bởi người khuyết tật cũng là khách hàng mà còn là vấn đề pháp lý và đạo đức".

Mark Gristock - Giám đốc marketing của hãng kinh doanh thiết bị dành cho người khuyết tật Foviance - cho biết ông không hề ngạc nhiên về kết quả của cuộc điều tra.

"Kết quả đó tương đồng với những gì mà chúng tôi thường ghi nhận được. Các tiêu chuẩn về tính dễ truy cập cho người khuyết tật đã được công bố gần 10 năm nay nhưng chưa thấy một ai áp dụng đúng quy cách."

"Xây dựng một trang web là tương đối dễ nhưng xây dựng một trang web đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tính dễ truy cập thì là một điều không hề dễ dàng chút nào".

Chính vì thế điều cần thiết hiện nay là các nhà lập trình web nên ngồi lại và bắt đầu nghĩ đến việc áp dụng các quy định về tính dễ truy cập cho website của mình.

Tổ chức y tế thế giới ước tính hiện trên thế giới có khoảng 600 triệu người khuyết tật - tương đương với khoảng 10% dân số thế giới.

Một số kết quả nghiên cứu

1. 93% website không có văn bản mô tả hình hoạ được sử dụng giúp cho người gặp khó khăn về thị lực có thể phân biệt hình ảnh tốt hơn.

2. 73% website dựa quá nhiều vào JavaScript để xây dựng các tính năng chủ chốt khiến cho một số phần mềm hỗ trợ người khuyết tật hoạt động không tốt.

3. 78% website sử dụng màu sắc không có độ tương phản cao gây khó khăn cho người gặp khó khăn trong việc nhận biết màu sắc

4. 98% website không tuân thủ đúng các tiêu chuẩn của ngành lập trình web

5. 97% website không cho phép người dùng thay đổi kích thước trang

6. 89% website có thanh công cụ truy cập kém hiệu quả

7. 87% website có sử dụng cửa sổ pop-up gây khó khăn cho việc sử dụng các phần mềm phóng lớn màn hình

Theo Vnmedia

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0