Thứ sáu, 17/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 09/02/2011
Thị trường máy tính: Sông lớn chảy về Đông

Sa lầy trong những vụ kiện tụng triền miên, xáo trộn bộ máy lãnh đạo và chảy máu chất xám… các hãng máy tính Mỹ có thể sẽ đánh mất vị thế dẫn đầu thế giới của mình vào tay các hãng châu Á.

HP_Acer.jpg
Các hãng máy tính châu Á đang rất quyết tâm "bắn hạ" những đối thủ Mỹ. (Ảnh minh họa)

Từ nhiều năm nay, nói về thị trường máy tính mọi người thường hình dung ra một trật tự khá “kinh điển”: Những thương hiệu lớn thuộc về Mỹ, những nhà sản xuất lớn thuộc về Đài Loan và Trung Quốc là công xưởng gia công khổng lồ nhờ dân số đông và tiền lương lao động rẻ. Nhưng rất có thể, kể từ năm 2011 này, trật tự ấy sẽ bị thay đổi bởi những hãng máy tính Đài Loan như Acer, Asus… đã âm thầm xây dựng được cho mình một thương hiệu quốc tế khá vững vàng còn thị trường Trung Quốc cũng nhanh chóng nổi lên trở thành nơi tiêu thụ kiêm sản xuất máy tính lớn nhất thế giới. Có chuyên gia trong lĩnh vực này ví von rằng: Đã đến lúc, sông lớn cần phải chảy về phía Đông.

Ai sẽ thắng trong cuộc chiến này? Nếu nhìn lại một chút diễn biến thị trường trong 1-2 năm vừa qua, nhiều người không khỏi giật mình nhận ra rằng các đại gia máy tính Mỹ đang gần như “dậm chân tại chỗ” trong khi những “chú lính chì châu Á” lại rất biết cách khai thác lợi thế của mình. HP – hãng máy tính số 1 thế giới vừa phải chia tay với Mark Hurd, vị thuyền trường tài năng đã đưa họ lên ngôi cao nhất còn Dell dù đã giải quyết gần xong những vụ kiện tụng dai dẳng nhưng vẫn còn vài cục sạn chưa thể nuốt trôi nên không ai dám chắc chắn họ có thể giữ được vị trí thứ 3 cho đến hết năm 2011. Đáng báo động hơn nữa, cả 2 đại gia người Mỹ này vẫn đang phải đối mặt với nạn chảy máu chất xám khi những nhân viên tài năng cứ lần lượt ra đi. Ở phía dưới họ, những hãng châu Á như Lenovo (thứ 4), Acer (thứ 2) và Asus (thứ 6) lại cứ lầm lũi tiến thẳng lên trên một cách vững vàng bằng một thương hiệu quốc tế đã bắt đầu có tiếng.

Chưa hết, nếu như trước kia các hãng máy tính của Trung Quốc và Đài Loan thường ở thế đối đầu nhau thì nay họ đã trở nên thân thiện với nhau hơn rất nhiều biểu hiện ở sự trao đổi công nghệ, nhân lực diễn ra rất thường xuyên giữa 2 thị trường này. Sự hợp tác này đang khiến cho các hãng máy tính Mỹ hết sức lo ngại.

Không chỉ nhăm nhe chiếm chỗ của các hãng máy tính Mỹ trong phân khúc máy tính truyền thống, các hãng máy tính châu Á cũng đã bắt đầu “đánh hơi” thấy một thị trường mới nhiều tiềm năng là máy tính bảng và smartphone – nơi Apple vẫn đang gần như độc diễn còn các hãng máy tính khác thì chưa kịp khởi động cuộc đua. Tại CES 2011 vừa qua, Lenovo, Acer và Asus đã trình làng một loạt các mẫu máy tính bảng Android hay Windows 7. Dù hơi chậm chân nhưng các đối thủ châu Á đang cho thấy họ đã thực sự trở lại cuộc đua trên sân chơi mới mẻ này.

Còn các hãng máy tính Mỹ thì sao? HP dường như vẫn đang loay hoay tìm hướng đi cho thương vụ thâu tóm Palm hồi năm ngoái với giá 1,2 tỷ USD. Họ cũng rất muốn nhảy vào thị trường máy tính bảng nhưng webOS (hệ điều hành di động do Palm phát triển) lại tỏ ra không thể chọi lại nổi so với Android. Và nếu gắn bó với Android, HP sẽ làm gì với webOS?

Với Dell, tình hình cũng không có gì sáng sủa hơn. Họ vừa đánh mất dần thị phần tại sân nhà vừa thụt lùi trên thị trường thế giới. Họ cũng theo đuổi cuộc chơi smartphone và máy tính bảng nhưng cũng chưa có sản phẩm nào thực sự xứng tầm danh tiếng.

Nhưng các đại gia máy tính Mỹ vẫn có lý do để tự an ủi mình rằng “thực ra sông Đông cũng không êm đềm” như nhiều người tưởng. Acer và Asus dù đã rất cố gắng nhưng vẫn chỉ có thể giành được miếng bánh thị phần nhỏ nhoi tại Trung Quốc (Acer có 4,3% và Asus có 6,7%). Với Lenovo, dù đã thống trị thị trường nội địa Trung Quốc nhưng đã 6 năm trôi qua kể từ khi mua lại mảng máy tính của IBM, họ vẫn chẳng tiến ra ngoài được bao nhiêu nên tạm thời đây chưa phải là một đối thủ quá nguy hiểm.

Vẫn còn khá sớm để có thể dự báo được một cách chính xác ai là kẻ chiến thắng nhưng rõ ràng là các đối thủ đến từ phương Đông không phải đối mặt với những rắc rối “kinh niên” như các hãng máy tính Mỹ. Thêm vào đó, sự khôn khéo và đức tính biết nhẫn nhịn của người Á Đông đang giúp cho họ tránh được khá nhiều sự rắc rối và tập trung cao độ vào công việc kinh doanh của mình.

Hình như, sông lớn đang đổi dòng chảy về Đông thật.

Theo www.ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0