Thứ ba, 26/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 27/01/2011
Xây dựng chiến lược CPĐT

Hoạt động kinh tế - xã hội (KTXH) thay đổi về chất khi được điện tử hóa. Chính vì vậy, chiến lược phát triển KTXH lấy CNTT làm động lực là nền tảng căn bản để xây dựng chiến lược Chính phủ điện tử (CPĐT). Và khi xây dựng chiến lược CPĐT cần lưu ý cả hai khía cạnh: Tổ chức và CNTT.

Xây dựng CPĐT cũng là một quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) trong quản lý nhà nước (QLNN). Với vai trò QLNN, nhiệm vụ này cần phải đi trước các quá trình CNH-HĐH khác, tác động lên chúng một cách chủ động và hiệu quả.
Bộ máy chính quyền cần được tổ chức để có thể phục vụ người dân tốt nhất, quản lý nhà nước (QLNN) hiệu quả nhất nhờ ứng dụng CNTT-TT. Nội dung này không thể tách rời quan hệ tương tác với xã hội nói chung, với CNH-HĐH nói riêng.

Về “Chiến lược phát triển”

Nhà nước đã xây dựng chiến lược phát triển KTXH với các tầm nhìn theo từng giai đoạn. Mốc quan trọng nhất là đến năm 2020 Việt Nam về cơ bản hoàn thành CNH. Chiến lược này có từ hơn 10 năm trước, khi CNTT-TT chưa đủ chín để làm thay đổi quan điểm về động lực phát triển xã hội của những người hoạch định chính sách. Vì thế, chiến lược phát triển CNTT hiện nay là cần nhanh chóng lấp đầy khoảng trống này. Như vậy, CNTT-TT sẽ phải phát triển như thế nào để trở thành động lực chính cho quá trình CNH-HĐH đất nước, trong đó CNH-HĐH các hoạt động của bộ máy chính quyền phải đi đầu. Đó là điểm khai phá đầu tiên trong chiến lược CPĐT là từ ý này.

Ở các địa phương, lẽ ra chúng ta phải thấy được bức tranh rõ nét hơn, cụ thể hơn về chiến lược phát triển KTXH so với quy mô quốc gia. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, thực tế lại phản ánh điều ngược lại. Chiến lược phát triển KTXH ở nhiều địa phương có hình ảnh thu nhỏ của chiến lược KTXH quốc gia, chưa thể hiện rõ những khía cạnh đặc trưng của mình. Thậm chí có nơi còn chưa chú trọng đúng mức đến tất cả các nguồn lực phát triển KTXH quan trọng nhất như yếu tố địa chính trị (geo-political), chưa nói đến chiến lược phát triển CNTT như động lực thực hiện chiến lược phát triển KTXH đó. Một khi chưa có điểm tựa này thì việc xây dựng chiến lược CPĐT ở các địa phương sẽ gặp nhiều khó khăn. Nguyên do vì trong chương trình phát triển CPĐT của quốc gia, phần lớn các tỉnh, thành còn trông chờ vào cách làm của Trung ương để làm theo.

Có một số ít tỉnh, thành đi trước và đã đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên, các kết quả đó luôn luôn bị giới hạn bởi chính quy mô địa phương. Sau này, dù ở một vài địa phương, chương trình CPĐT đạt được những kết quả rất cao thì cũng chưa thể khẳng định CPĐT đã triển khai thành công trong cả nước.

Yêu cầu của Chính phủ…

Bộ máy chính quyền sở hữu một nguồn tài nguyên khổng lồ và vô giá là tập hợp của tất cả các dữ liệu phát sinh ra trong hoạt động QLNN của Chính phủ. Đó là dữ liệu về dân cư, đất đai, nhà ở, hạ tầng cơ sở, lực lượng lao động, các nguồn tài nguyên, số liệu thống kê KTXH qua các năm…luôn được cập nhật hàng ngày. Làm thế nào khai thác được nguồn dữ liệu khổng lồ ấy nhằm phục vụ những mục tiêu khác nhau của Chính phủ? Chỉ có một cách duy nhất là điện tử hóa chúng, biến chúng thành các CSDL QLNN và xây dựng các hệ thống ứng dụng nhằm khai thác tốt nhất các nguồn tài nguyên.

Làm được thế, Chính phủ sẽ có thêm sức mạnh so với khi toàn bộ nguồn tài nguyên đó gần như “ngủ quên” dưới dạng thủ công. Rồi đây, công tác dự báo, phân tích thống kê, giám sát tình huống, điều hành vĩ mô, vi mô sẽ thuận tiện, dễ dàng, hiệu quả nhờ khai thác, sử dụng hợp lý các tài nguyên đó. Đây là yếu tố chắc chắn tham gia vào chiến lược CPĐT. Từ những cách tiếp cận trên, lực lượng xây dựng chiến lược CPĐT sẽ tập hợp, cân nhắc, sắp xếp các thành phần cần thiết để tạo chiến lược phát triển CPĐT. Chiến được đó phải được đánh giá, thẩm định từ nhiều cấp vì nó định hướng cho cả một tiến trình dài và vô cùng quan trọng: Xây dựng một bộ máy chính quyền hiện đại, hiệu quả, mạnh mẽ của đất nước.

…Và nhu cầu của dân !

Xây dựng CPĐT trước hết để phục vụ người dân. Vì vậy, chiến lược phát triển CPĐT luôn luôn phải dựa vào ý kiến, nguyện vọng, yêu cầu của dân. Trong thời đại Internet, mọi người đều có thể truy cập, tìm kiếm thông tin. Người dân hiểu rõ pháp luật, có nhiều phương tiện để kiểm tra hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền nên sức ép lên các công chức nhà nước cao hơn. Do được tiếp cận với tiến bộ công nghệ, người dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình nên cũng hay “so bì” với những gì mà người dân các nước phát triển được hưởng.

Khi môi trường thông tin số phát triển, người dân có thể thuê thiết kế, thi công nhà từ xa, tìm hiểu và đặt hàng tất cả các nguyên phụ liệu, trang thiết bị, đồ dùng gia đình theo một chương trình cung ứng hậu cần (logistic) chặt chẽ. Nên việc người dân yêu cầu cơ quan chức năng cung cấp dịch vụ công như cấp giấy phép xây dựng trực tuyến là hợp lý. Nói cách khác, người dân ngày càng “khó tính” đối với các cơ quan công quyền. Yếu tố này tác động tích cực lên sự thay đổi trong hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc biệt là trong những giao diện trực tiếp.

Phác họa nội dung các chiến lược

Việc xây dựng chiến lược CPĐT luôn luôn gắn với một tổ chức cụ thể và mang đầy đủ những đặc tính của tổ chức đó. Vì vậy, sẽ không thể xây dựng được một chiến lược CPĐT có hình mẫu chung cho mọi cấp độ. Chúng ta chỉ có thể phác họa những nét chính về nội dung của chiến lược CPĐT để tham khảo. Đó là “chia” chiến lược CPĐT thành 2 phần là “chiến lược phát triển về tổ chức bộ máy chính quyền” và “chiến lược ứng dụng CNTT làm động lực thực thi CPĐT”, trong đó:

Chiến lược về tổ chức: Chính phủ cần được tổ chức như thế nào để luôn luôn chủ động khai thác tốt nhất mọi nguồn lực trong xã hội, điều hành mọi hoạt động của xã hội nhằm thực hiện thành công chiến lược KTXH và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của dân, dẫn đến hàng loạt vấn đề từ điều chỉnh cơ cấu bộ máy, xác định, chuẩn hoá và HĐH các quy trình nghiệp vụ QLNN đến phương thức hoạt động và yêu cầu về hiệu quả làm việc của các cơ quan trong bộ máy QLNN.

Chiến lược về CNTT: có trục phát triển xuyên suốt là làm thế nào CNTT trở thành động lực thực thi CPĐT. CNTT phục vụ bộ máy chính quyền tốt nhất ở 3 khâu là xử lý, truyền và lưu trữ thông tin. Khối lượng công việc lớn nhất trong bộ máy chính quyền là thực hiện các quy trình nghiệp vụ QLNN. Đây cũng chính là nội dung quan trọng nhất cần được điện tử hóa và kết quả của quá trình này là hệ thống các ứng dụng nghiệp vụ được triển khai thống nhất trong toàn bộ bộ máy chính quyền. Hiệu quả QLNN sẽ tăng gấp bội khi các quy trình nghiệp vụ khác nhau (cả về nội dung và cấp độ) có khả năng liên kết, tương tác với nhau trong toàn hệ thống. Điều này là rất khó hoặc không thể trong hệ thống thủ công nhưng lại trở thành hiện thực khi hiện hữu vai trò của CNTT.

Theo www.pcworld.com.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0