|
Học sinh THPT tham quan phòng thực hành điện tử tại trường ĐH Sư phạm TPHCM. Ảnh: Quang Phương. |
Ngoài ra cũng có thể làm việc tại các đài phát thanh - truyền hình, công ty tư vấn, thiết kế mạng viễn thông như: truyền dẫn, truyền số liệu; công ty điện thoại, thông tin di động, sản xuất thiết bị điện tử - viễn thông, thiết kế vi mạch, thiết bị mạng viễn thông với vai trò người vận hành, thiết kế trực tiếp hoặc quản lý, điều phối kỹ thuật… Công việc của họ gắn liền với những phòng thí nghiệm, phòng kỹ thuật và máy móc hiện đại.
Trong ngành ĐTVT, có thể làm việc ở các lĩnh vực như: Nghiên cứu sáng tạo các thiết bị điện tử viễn thông mới, mạng viễn thông, định vị dẫn đường (trong ngành hàng không và hàng hải), điện tử y sinh, lĩnh vực âm thanh, hình ảnh… Ở lĩnh vực điện tử, có thể làm việc ở các mảng như: thiết kế chip điện tử, sản xuất chip, ứng dụng chip…
TS. Trình nhận định: ĐTVT là ngành công nghệ cao, ngành của hiện tại và tương lai, do đó tiếp tục phát triển mạnh và cần nguồn nhân lực lớn. Ở Việt Nam hiện có nhiều công ty nước ngoài đầu tư xây dựng rất nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất, lắp ráp trang thiết bị, vật dụng liên quan đến ĐTVT, do vậy cơ hội việc làm của SV ngành này rất lớn. SV ĐTVT mới ra trường làm việc ở các công ty nước ngoài hưởng lương tháng khoảng 300 đến 400 USD.
Tuy nhiên, theo TS. Trình, một số trường đào tạo ngành này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Kỹ sư ĐTVT phải là người được đào tạo chuyên về một lĩnh vực như: thiết kế, sản xuất, ứng dụng… Bởi làm việc ngành này theo từng công đoạn chứ không phải làm tất cả các khâu. Do đó, SV ĐTVT phải yêu thích khoa học kỹ thuật, sáng tạo, có khả năng làm việc nhóm…
Ngành ĐTVT được đào tạo ở một số trường. Điểm chuẩn hằng năm vào ngành này của các trường khá chênh lệch: Có trường điểm chuẩn trên 20, nhưng có trường chỉ ở mức điểm sàn. Ở phía Bắc: ĐH Công nghệ (ĐHQGHN): 21,5 điểm; ĐH Bách khoa Hà Nội: 21 điểm; Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông: phía Bắc: 23 điểm, phía Nam: 18 điểm; ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, Khoa Công nghệ Thông tin (ĐH Thái Nguyên): 13 điểm; ĐH Điện lực: 15,5 điểm.
Ở miền Trung: ĐH Khoa học (ĐH Huế): 15,5 điểm; ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng: 18,5 điểm, ĐH Quy Nhơn: 13 điểm). Ở TPHCM và miền Tây: ĐH Bách khoa TPHCM: 18,5 điểm; ĐH KHTN TPHCM: 17 điểm; ĐH Quốc tế (ĐHQG TPHCM): 13 đến 14 điểm; ĐH GTVT TPHCM: 15 điểm; ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM: 16 điểm; ĐH Cần Thơ: 14 điểm…
Theo www.tienphong.vn