Thứ ba, 23/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 15/01/2011
Quyền sở hữu trí tuệ: Đăng ký nhiều, thẩm định khó

Trả lời báo chí về những thách thức của việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới hiện nay, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (NOIP) Trần Việt Hùng và Chủ tịch Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO) Benoît Battistelli đều cho rằng, tốc độ của các đơn đăng ký sáng chế tăng quá nhanh, trong khi nhiều điều kiện khác chưa đáp ứng được.

Ba thách thức lớn

Hàng năm, Cục Sở hữu trí tuệ nhận được khoảng hơn 3.000 đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích, 2.000 đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp và gần 30.000 đơn đăng ký nhãn hiệu và cấp 800 bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích, hơn 1200 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và gần 23.000 giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Hiện tại, Cục Sở hữu trí tuệ có khoảng 300 cán bộ , trong đó có hơn 50 thẩm định viên sáng chế, 12 thẩm định viên kiểu dáng công nghiệp và khoảng 60 thẩm định viên nhãn hiệu.

Còn Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO) nhận khoảng hơn 200.000 đơn đăng ký và cấp từ 50.000 đến 60.000 bằng độc quyền sáng chế mỗi năm. EPO có hơn 7.000 nhân viên, bao gồm khoảng 4.000 thẩm định viên sáng chế là các kỹ sư và nhà khoa học có trình độ cao, làm việc bằng ba ngôn ngữ chính là tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức.

Bên lề Hội nghị Lãnh đạo Cơ quan Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN – EPO lần thứ 6 khai mạc ngày 13-1 tại Hà Nội, ông Trần Việt Hùng cho rằng có ba thách thức chung của hệ thống cấp bằng sáng chế thế giới.

So với EPO nhận được 200.000 đơn đăng ký sáng chế mỗi năm, số đơn đăng ký của Mỹ, Nhật Bản còn cao hơn, xấp xỉ 300.000 đơn/năm. Còn ở Việt Nam, sau khi Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực, tốc độ đăng ký sáng chế cũng tăng 15-20%. Trong lúc đó, theo ông Hùng, hạn chế chính là thẩm định viên. Việc đào tạo một thẩm định viên trên thực tế là mất 5 năm. Rõ ràng việc đào tạo không theo kịp với chức năng. Thách thức này dẫn đến sự tồn tại của những đơn đã đến hạn nhưng chưa được cấp.

Thách thức thứ hai, theo ông Hùng là chất lượng của đơn đăng ký và văn bằng được cấp ra. Nếu văn bằng không bảo đảm sẽ tổn hại đến người sử dụng cũng như người bị kiềm chế bởi bằng sáng chế.

Thách thức thứ ba là thiếu hệ thống tra cứu, có những nước hệ thống tra cứu rất mạnh, có dữ liệu tra cứu đầy đủ. Cấp những sáng chế không đơn giản, không chỉ thẩm định những nhà sáng chế ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Những cái đước cấp bằng là không thể có cái thứ hai tồn tại, mà là cái mới hoàn toàn. Việc này khá mất thời gian nên dẫn đến việc cấp chậm.

Và những giải pháp khắc phục

Đồng tình với ý kiến của ông Hùng, Chủ tịch Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO) Benoît Battistelli cho biết EPO bảo vệ bằng sáng chế cho 41 quốc gia với 600 triệu dân. Theo ông, thách thức mà EPO đang gặp phải là hạn chế về ngôn ngữ trong việc tiếp cận với các thông tin sáng chế. Thí dụ như sáng chế của Việt Nam được viết bằng tiếng Việt mà không phải tất cả người châu Âu đều hiểu tiếng Việt. Vì thế EPO đã hợp tác với một công ty để phát triển những máy dịch thuật tự động.

“Với chương trình hợp tác này, chúng tôi hy vọng trong tương lai qua internet chúng ta cũng có thể tiếp cận trực tiếp với những sáng chế được dịch sang những thứ tiếng chúng ta đều thông thuộc. Thí dụ như các sáng chế bằng tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc… đều được chuyển sang những ngôn ngữ phổ biến”, ông Benoît Battistelli nói.

Ông cho biết, dịch vụ này sẽ được cung cấp trong vài tháng tới, không chỉ trong cộng đồng sở hữu trí tuệ mà cho cả các công ty nói chung.

Theo ông Trần Việt Hùng, tại Hội nghị lần này cũng như trong các kỳ họp tới, các nước ASEAN sẽ bàn về chương trình thẩm định sáng chế giữa các nước trong khu vực nhằm tăng năng lực thẩm định của các cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia.

Ông Hùng cho biết, đây không phải là việc nộp đơn lẫn nhau, tức là dùng một đơn đăng ký ở tất cả các nước ASEAN, vì khu vực ASEAN chưa đặt ra vấn đề đó. Mà chương trình về thẩm định các sáng chế là cùng một sáng chế được nộp ở nhiều nước ASEAn thì có thể không cần phải làm lại từ đầu các thẩm định.

Trên thực tế, việc thẩm định rất phức tạp, phải tìm hiểu tất cả các sáng chế trùng hoặc tương tự, hoặc có đối chứng để đánh giá tính mới của nó để cấp hoặc k cấp văn bằng bảo hộ theo đúng quy định của pháp luật. Nếu một sáng chế đăng ký ở 10 nước ASEAN và cả 10 nước đều phải làm các thẩm định như vậy sẽ tốn gấp 10 lần, trong khi đó nếu có nước nào làm trước thì có thể sử dụng kết quả đó cho thẩm định của các nước tiếp theo. Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện cách này, vừa có lợi cho cơ quan cấp bằng sáng chế của các nước cũng như lợi ích cho các doanh nghiệp trong việc tiết kiệm thời gian, chi phí.

Diễn ra trong hai ngày 13 và 14-1, HIPOC 2011 quy tụ lãnh đạo và các đại diện cấp cao của các cơ quan sở hữu trí tuệ các quốc gia thuộc khu vực ASEAN, Tổ chức Sáng chế châu Âu và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Hội nghị tập trung giải quyết các vấn đề về quan hệ hợp tác song phương, cũng như là hợp tác khu vực, đặc biệt là thúc đẩy việc chia sẻ công việc giữa các cơ quan sở hữu trí tuệ, và tích hợp kết quả hợp tác giữa các cơ quan này vào các khuôn khổ hợp tác quốc tế lớn hơn.

Theo www.nhandan.com.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0