Thứ ba, 23/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 28/12/2010
Quản lý CNTT-TT ở các địa phương: Nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ

Thiếu mục chi riêng cho CNTT, thiếu nhân lực, phát triển nguồn mở bất nhất chỉ là một vài trong nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ trong hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực CNTT-TT ở các địa phương.

1a.jpg

Ngày 24/12, Bộ TT&TT đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết hoạt động của năm 2010 và triển khai nhiệm vụ năm 2011 của ngành CNTT-TT. Tại hội nghị này, lãnh đạo các Sở TT&TT đã nêu ra nhiều vấn đề bất cập trong hoạt động quản lý ngành CNTT-TT ở các địa phương, trong đó có một số vấn đề được nêu ra từ nhiều năm trước nhưng vẫn còn bỏ ngỏ.

CNTT: Vẫn chưa có mục chi riêng

Bắt đầu từ năm 2011 là thời điểm các địa phương triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT cho giai đoạn 5 năm mới (2011-2015). Tuy nhiên, khó khăn trong việc triển khai ứng dụng CNTT là đến nay danh mục ngân sách vẫn chưa có mục chi riêng cho CNTT. “Đây là trăn trở của nhiều Sở TT&TT từ vài năm nay”, ông Lê Minh Tuấn, GĐ Sở TT&TT tỉnh Bình Thuận nói. “Thiếu mục chi riêng là khó khăn rất lớn cho việc triển khai các dự án ứng dụng CNTT, đặc biệt là với hơn 40 tỉnh không cân đối được ngân sách”.

Trong khi đó, theo ông Tuấn, 2 năm vừa qua Bộ Tài chính đã có tới 6 thông tư bổ sung mục lục ngân sách Nhà nước nhưng mục chi riêng cho CNTT vẫn không được giải quyết. “Không chỉ Bộ TT&TT, tất cả các Sở TT&TT cả nước phải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội để mục lục ngân sách sớm có mục chi riêng cho CNTT”, ông Tuấn nói.

Liên quan đến phát triển phần mềm nguồn mở, ông Nguyễn Văn Diệu, GĐ Sở TT&TT tỉnh Bắc Giang cho rằng việc chỉ đạo của Bộ TT&TT không rõ ràng, chập chờn nên khó khăn cho các địa phương. Bộ TT&TT chỉ đạo triển khai gói phần mềm nguồn đóng Chính phủ mua trọn gói của Microsoft trong khi lại ra chỉ thị triển khai phần mềm nguồn mở ở các cơ quan quản lý Nhà nước. “Việc triển khai phần mềm nguồn mở không quá khó khăn. Nhưng đòi hỏi chỉ đạo rõ ràng và quyết liệt”, ông Diệu nói.

Các địa phương cũng phản ánh mặc dù Chính phủ đã ban hành quyết định chi 50 tỷ đồng cho các tỉnh phát triển khu công nghiệp CNTT song các Sở TT&TT cho biết rất khó tiếp cận nguồn kinh phí này và chỉ duy nhất có Đà Nẵng nhận được 4 tỷ đồng trong năm 2010. Tuy nhiên, theo ông Phạm Kim Sơn, GĐ Sở TT&TT Đà Nẵng, nguồn kinh phí này cho năm 2011 cũng đã bị cắt. ““Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh” ra đời đã khiến các địa phương rất phấn khởi. Nhưng Quyết định 50 (hỗ trợ 50 tỷ đồng cho phát triển công nghiệp CNTT) không được thực hiện đã gây thất vọng”, ông Sơn nói.

Vẫn chuyện BTS, game và dùng chung hạ tầng

Theo phản ánh của các Sở TT&TT, hoạt động quản lý nhà Nước trong lĩnh vực viễn thông và Internet ở các địa phương đang phải đối mặt với những vấn đề cũ mà chưa có lời giải rõ ràng: đó là việc quản lý xây dựng trạm BTS, quản lý game trực tuyến, đại lý Internet, dùng chung hạ tầng viễn thông và các Điểm bưu điện văn hóa xã.

Không chỉ bị người dân cản trở, việc quản lý trạm BTS đang nảy sinh vấn đề mới. Theo quy định của Luật Đất đai, các DN viễn thông không được dựng trạm BTS tại các khu vực công cộng như trường học và khu công nghiệp. Trên thực tế, có rất nhiều trạm BTS đã được xây dựng tại các khu vực này. Giải quyết thế nào với những trạm BTS là vấn đề mà theo các Sở TT&TT cần có chỉ đạo thống nhất từ trên xuống.

Vấn đề dùng chung hạ tầng cũng được nhiều địa phương kiến nghị cần sớm có văn bản quy phạm pháp luật buộc các DN phải thực hiện (việc này hiện mới dừng ở mức khuyến khích doanh nghiệp thực thi).

Quản lý đại lý Internet và game online cũng là vấn đề các địa phương còn lúng túng. Ông Phạm Kim Sơn cho rằng chế tài xử lý những đại lý vi phạm chưa đủ sức răn đe trong khi thiếu sự kết hợp với Sở KH&ĐT để rút giấy phép của những đại lý tiếp tục sai phạm. Với vấn đề này, ông Sơn đề nghị mạnh dạn sử dụng công nghệ để quản lý các đại lý Internet, lắp đặt camera quan sát ở những điểm chơi game, quy định giờ chơi và địa điểm chơi đồng thời rút giấy phép và cắt Internet vĩnh viễn với những đại lý cho trẻ em dưới 14 tuổi chơi game.

Trong lĩnh vực viễn thông, các Sở TT&TT đề nghị Bộ TT&TT cần nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn những luật mới như Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện, Luật Bưu chính và các thông tư, nghị định khác.

1a.jpg
Quản lý đại lý Internet và game online là vấn đề các địa phương còn lúng túng. Ảnh: THANH HẢI

Thiếu biên chế cán bộ CNTT cấp huyện

Một khó khăn chung của nhiều Sở TT&TT là thiếu nhân lực quản lý “cài cắm” ở cấp huyện/thị xã. Hoạt động quản lý lĩnh vực CNTT-TT cấp huyện đang nằm trong các phòng văn hóa thông tin (VHTT). Nhưng theo phản ánh của địa phương, các phòng VHTT mới chỉ có biên chế quản lý hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, chưa có biên chế riêng cho việc quản lý lĩnh vực CNTT-TT.

Một số địa phương như Thanh Hóa đã linh động bố trí mỗi phòng VHTT có một cán bộ có kiến thức về CNTT và có ngân sách riêng cho đội ngũ này. Song đó chỉ là nỗ lực của một số địa phương. Chính vì vậy, nhiều Sở TT&TT đề nghị Bộ TT&TT phối hợp với Bộ Nội vụ sớm có hướng dẫn bổ sung biên chế quản lý lĩnh vực CNTT-TT ở các cấp huyện/thị.

2011: Tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Lê Doãn Hợp nhấn mạnh hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực CNTT-TT đã đạt những thành tựu đáng kể trong năm 2010. Bộ TT&TT đã ban hành 29 thông tư, 100 báo cáo hành động, 18 quy chế và định mức chuyên ngành. Chính phủ đã ban hành nhiều định hướng chiến lược quan trọng cho sự phát triển của lĩnh vực CNTT-TT những năm tới, gồm Đề án đưa Việt Nam sớm thành nước mạnh về CNTT-TT; chương trình quốc gia đưa thông tin về cơ sở; kế hoạch ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011-2015 và một loạt quy hoạch về truyền hình, phát triển khu công nghiệp CNTT. Trong năm 2010, các lãnh đạo Bộ TT&TT đã trực tiếp đến làm việc với hầu hết các địa phương để giải quyết những vướng mắc liên quan đến lĩnh vực CNTT-TT.

Tuy nhiên với hoạt động quản lý nhà nước tại địa phương, Bộ trưởng thừa nhận: “Tiến độ giải quyết công việc liên quan đến địa phương, DN và cơ sở vẫn chậm và không đồng bộ. Việc này làm cản trở phát triển và gây khó dễ cho địa phương”.

Bộ trưởng Lê Doãn Hợp cho biết một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành TT-TT năm 2011 là tập trung hoàn thiện quản lý còn thiếu, gồm cả những văn bản hướng dẫn các luật mới ban hành. Bên cạnh đó, Bộ TT&TT sẽ tập trung tạo chuyển biến bằng được một số vấn đề mà xã hội đang bức xúc như game online, thuê bao di động trả trước hay việc dựng trạm BTS.

Theo www.ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0