Chủ nhật, 28/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 20/12/2010
Việt Nam năm thứ 6 liên tục trong Top 100 trường đại học có mặt tại Chung kết toàn cầu ACM/ICPC

(VAIP 20/12) Tối 18/12, GS. Hwang C. Jinshong Giám đốc Kỳ thi ACM/ICPC Châu Á đã công bố kết quả các vòng loại Châu Á tại địa chỉ http://icpcasia.blogspot.com/ và danh sách 35 trường đại học trong Top 100 trường đại học danh tiếng nhất từ 6 châu lục có mặt tại Chung krết toàn cầu năm 2010. Đội Equaminity - Đại học Khoa học tự nhiên ĐHQG Tp HCM đã ghi danh trong Top 100 trường đoạt vé chính thức tham dự  Chung kết toàn cầu ACM/ICPC tại  Sharm El Sheikh Ai Cập từ 27/2 đến 4/2/2011. Đây là lần thứ 6 liên tục Việt Nam luôn có đội tuyển đại diện trong top 100 trường đại học có mặt trong Chung kết toàn cầu ACM/ICPC.

Để lọt vào vòng Chung kết Đội Equaminity đã thi đấu tuyệt vời tại các điểm vòng loại: đứng thứ 5 - giải nhì ACM/ICPC Hà Nội (26/11/2011) và đoạt ngôi Vô địch Việt Nam. Chưa hài lòng và để đảm bảo vị trí tại Chung kết toàn cầu, đội Equaminity cùng 4 đội Việt Nam khác sang Malaisia thi đấu vòng loại Kuala Lumpur vào 9/12/2010 và giành vị trí thứ 4 (giải Nhất tại vòng loại này). Với kết quả này, sau khi tổng hợp Đội Equaminity - Đại học Khoa học tự nhiên ĐHQG Tp HCM đã ghi danh trong Top 100 trường đoạt vé chính thức tham dự Chung kết toàn cầu ACM/ICPC tại  Sharm El Sheikh Ai Cập từ 27/2 đến 4/2/2011.

Đánh giá sơ bộ kết quả các điểm vòng loại Đông - Nam Châu Á

Toàn thế giới có gần 10.000 đội tuyển sinh viên từ hơn 1800 trường đại học tham dự các vòng loại ACM/ICPC. Toàn thế giới chia làm 6 Châu lục để tổ chức thi đấu các vòng loại tại các quốc gia khác nhau chọn 100 đội tuyển đại diện cho 100 trường đại học có mặt tại Chung kết toàn cầu ACM/ICPC lần thứ 35 tại Ai Cập.  

Châu Á được chia làm 3 khu vực: Trung quốc và Tây Bắc Á, Đông - Nam Châu Á và Ấn độ- Tây Á với 15 điểm vòng loại, thi đấu chọn lựa 35 đội tuyển vào Chung kết toàn cầu. Kỳ thi ACM/ICPC Châu Á diễn ra từ tháng 10 đến hết trung tuần tháng 12/2010 với kết quả kỳ thi ACM/ICPC khu Vực Đông - Nam Châu Á  trong đó có vòng loại Hà Nội  (cùng với Olympic Tin học) như sau:  

Site Daejeon (Hàn quốc) - Top 6 gồm: 5 trường: KAIST-Hàn quốc vô địch, nhì ĐHQG Đài Loan, ĐHQG Seoul, ĐH Kyoto và Đại học Seoul.

Top 6 - Site Kaoshiung (Đài loan): Đại học QG Đài Loan vô địch, kế tiếp ĐH Tokyo và ĐH Giao thông Thượng hải Trung quốc

Top 6 - Site Jakarta: Đại học QG Đài Loan - vô địch, tiếp đến là Đại học Trung quốc Hồng kông (ManiAC), 2 đội Giao thông Thượng hải  (TQ) và đội từ NTU và Hồng kông

Top 6 Site Hà Nội:: ĐH Zheijiang (TQ) - vô địch, nhì NTU - Pigeons, tiếp đó ĐH Hồng kông S&T - Primer và HCMUNS Equaminity thứ 5,  cùng  đội ĐHQG Taiwan và ĐHQG Seoul. Rất đáng tiếc UCHIHA - ĐH BK Hà Nội có vị trí thứ 7.

Top 6 Site Kuala Lumpur:: ĐH Trung Quốc Hồng Kông (ManiAC) Vô địch, nhì NTU - Pigeons, tiếp đó ĐH Hồng kông S&T - Primer và HCMUNS Equanimity thứ 4, thứ 5-6 là đội ĐHTH Đài loan và đội NUS - Singapore.

Top 6 Site Tokyo:: Đại học QG Tokyo - Vô địch, nhì ĐH Giao thông Thượng hải (TQ) thứ 4 đội đã Vô địch Hàn Quốc - KAIST, thứ 5-6 là đội ĐH TokyoKyoto.

Tính điểm lựa chọn đội tuyển vào Chung kết toàn cầu theo nguyên tắc: ưu tiên vị trí xếp hạng trong top đầu, mỗi trường chỉ có một đại diện, kết quả của 1 đội sẽ tổng hợp kết quả thi tại nhiều nhất 2 điểm thi vòng loại khác nhau và tính điểm riêng từng khu vực trong Châu Á, nghĩa là Trung Quốc không xếp hạng tại Đông - Nam Châu Á. Kết quả tính điểm Đông - Nam Châu Á như sau:

1. Đại học Quốc gia Đài Loan

2. Đại học Quốc gia Tokyo - Nhật bản

3. Đại học Quốc gia Seoul - Hàn Quốc

4. Đại học KAIST - Hàn Quốc

5. Đại học  KHTN ĐHQG Tp HCM Việt Nam - Equaminity

6. Đại học Chiness Hồng Kông - ManiAC (vô địch)

7. Đại học NTU Singapore - Pigeons (2 lần thứ nhì)

8. Đại học Hồng Kông Sc&Tech - Optimus_Primer (2 lần thứ ba)

9. Đại học Kyoto - Nhật bản.

Châu Á có 35 đội tuyển vào Chung kết toàn cầu được phân bổ: 19 trường đại học Trung Quốc, 9 trường từ Đông - Nam  Châu Á và 7 trường từ Tây Á - Ấn Độ.

Các đội từ Đông Nam Á  như Philippin, Indonesia, Thailan không dành được vị trí tại World Final ACM/ICPC, ngoài Việt Nam Đội tuyển Pigeons gồm 3 sinh viên Việt Nam cũng ghi danh vào Chung kết toàn cầu ACM/ICPC 2010.

Các gương mặt trong Chung kết toàn cầu ACM/ICPC tại Ai Cập ngày 3/3/2011:

Tính đến thời điểm này các điểm vòng loại Trung quốc đã kết thúc có thể thấy rõ top 17 Trung Quốc với các tên tuổi lớn như: ĐH Thanh Hoa, ĐH Giao thông Thượng hải (Vô địch 2 site), Đại học Pekin, ĐH Zheijiang, ĐH Zhongshan (Tôn Trung Sơn)...

Các châu lục: EU,  Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Trung Cận đông, Úc đã có danh sách vào Crung kết toàn cầu với các tên tuổi lớn như : Tổng hợp Moscow - Nga, Tổng hợp Warsaw - Balan, các trường nổi tiếng tại St.Petersburg - Nga, Tổng hợp Belaus, Tổng hợp Kiev. Bắc Mỹ với các tên trường đại học lừng danh như MIT, CMU, Prinston, Duke, Waterloo, Caliornia, Wisconsin - Madison, Alberta ... (chi tiết trên: http://cm.baylor.edu/public/report/teamsWF.icpc )

Dự kiến danh sách 100 đội tuyển toàn cầu dự Chung kết toàn cầu ACM/ICPC tại thành phố hoà bình bên bờ biển đỏ Sharm El Sheikh Ai Cập từ 27/2 đến 4/3/2011 sẽ công bố vào ngày 25/12/2010.

Kể từ khi Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh tới Tehran để góp mặt lần đầu tiên trong Chung kết toàn cầu tại San Antonio Hoa Kỳ, đã 6 năm liên tục Việt Nam có trường đại học ghi danh đội tuyển vào Top 100 trường thi đấu Chung kết toàn cầu ACM/ICPC tại Hoa Kỳ, Tokyo, Thuỵ điển, Canada, Trung  Quốc thi đấu với các trường đại học danh tiếng hàng đầu thế giới như MIT, Stanford, CMU, Thanh Hoa, Thượng Hải, Tokyo, San Peterburg, Warsaw... Tháng 3/2010 Đội tuyển đến từ Giao Thông Thượng hải dành ngôi Vô địch ACM/ICPC 2010, để có thứ hạng cao là thách thức với đội tuyển Việt Nam. Trước đó thứ hạng Việt Nam cao nhất đạt 44/88 tại Chung kết ACM/ICPC tại Tokyo 2007.

Đội Equaminity - Việt Nam gồm 3 sinh viên Phạm Tuấn Vũ (CUP vàng Siêu CUP OLP’08), Trịnh Đăng Khoa (2 lần Cúp Bạc OLP) và Phan Duy Hùng. Đội Pigeons Đại học NTU Singapore gồm các sinh viên Việt Nam: Khúc Anh Tuấn (hạng 31 Top coder), Tuấn Anh và Vũ Quang. Đến với Chung kết toàn cầu ACM/ICPC với một sự tự tin dù biết rằng thách thức đối mặt, đấu trí với các tên tuổi lớn toàn cầu là hết sức khó khăn. Tuy nhiên việc cọ sát trên sân chơi quốc tế là cơ hội lớn để các sinh viên Việt Nam có cơ hội thử sức và đấu tài bình đẳng đó là: đấu trí với các coder hàng đầu thế giới, giải quyết các bài toán công nghệ khó khăn hơn, mới hơn và phải đọc và làm bài bằng tiếng Anh.

Đội Equaminity Việt Nam sẽ có thứ hạng nào tại Chung kết ACM/ICPC toàn cầu, hãy đợi tin từ Sharm El Sheikh Ai Cập vào đầu tháng 3/2011. Chúc các bạn trẻ Việt Nam thành công.

 

BTC OLP’10 và ACM/ICPC Hà Nội 2010

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0