Thứ bảy, 03/08/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 01/12/2006
Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị ASEM ICT 2006!

Hội nghị Bộ trưởng CNTT-TT ASEM được đánh giá thành công với hai ngày làm việc trọn vẹn. Chiều ngày 30/11, nội dung tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo cao nhất trong lĩnh vực CNTT - TT của 30 quốc gia tham dự ASEM ICT 2006 đã được hoàn tất. Phóng viên đã cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam Đỗ Trung Tá về những kết quả đạt được từ Hội nghị này.

Xin Bộ trưởng cho biết những kết quả mà nước chủ nhà Việt Nam đạt được từ Hội nghị Bộ trưởng CNTT-TT ASEM ICT 2006?

Bộ trưởng Đỗ Trung Tá: Thứ nhất, Hội nghị đánh giá sáng kiến của Việt Nam tổ chức Hội nghị này lần đầu tiên đã đặt nền móng cho vai trò của ICT trong các chương trình nghị sự của ASEM trong thời gian tới. Thứ hai, Hội nghị cũng đặt vấn đề đi sâu vào sự phát triển của CNTT, khắc phục khoảng cách giàu nghèo về công nghệ số và tập trung vào những vấn đề văn hoá nhân đạo. Ví dụ phát triển các dịch vụ phổ cập, quan tâm tới vùng sâu, vùng xa, người nghèo, y tế, những hoạt động về môi trường. Cái đó rất phù hợp với những nước đang phát triển như Việt Nam. Chúng ta rất cần.

Thứ ba, chúng ta bắt đầu tiếp cận với thị trường. Thị trường ở đây là thị trường Châu Âu rất mạnh về CNTT. Những thị trường đó cũng có mức sống rất cao. Vấn đề gia công, thông qua họ mà chúng ta có thể truyền tải được những sản phẩm, thương mại hoá được những sản phẩm của mình ra bên ngoài.

Thêm nữa, cuộc đối thoại giữa các Bộ trưởng với doanh nghiệp đã thấy rõ sự rất gần gũi với các chính sách, cơ chế về quản lý nhà nước với những hoạt động của doanh nghiệp. Đặc thù của những hoạt động về CNTT nó là những sản phẩm của trí tuệ, cho nên nó cũng rất khác với những sản phẩm chúng ta đã có trong thực tế. Và tạo ra một thế giới ảo mà ở trong đó những việc kinh doanh buôn bán ngoại trừ các vấn đề về chính trị ra thì những vấn đề như kinh tế, xã hội, xoá đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy sáng tạo của con người. Chúng ta, đặc biệt là lớp trẻ của Việt Nam mà đáp ứng được những điều đó sẽ là bước nhảy để chúng ta sánh vai với các nước thành viên ASEM.

Việc tổ chức hội nghị lần này là một trong những thành công của Việt Nam trong năm nay. Điều đó đánh giá uy tín của Việt Nam, khả năng tổ chức, quy tụ các hội nghị quốc tế. Chúng ta là nước chủ nhà, dứt khoát phải giành một phần nào đó để tận dụng được những cơ hội, bù đắp vào những cố gắng, nỗ lực của mình. Tôi cho rằng nếu như các vị đại biểu tập trung chuẩn bị thật kỹ vấn đề nội dung sẽ có những hiệu quả trong việc thực hiện.

Và Hội nghị lần này đã thể hiện rất rõ khi chúng ta chuẩn bị kỹ nội dung, rồi những hội nghị trù bị được diễn ra vào tháng 6 vừa qua tại Hạ Long (Quảng Ninh) và mấy ngày gần đây chuẩn bị cho Hội nghị ASEM chúng ta đã nhận được sự hỗ trợ của  những chuyên gia giỏi có kinh nghiệm, có uy tín trong làng CNTT-TT thế giới. Ví dụ như trong ban giúp chúng ta chủ trì hội nghị đối thoại với doanh nghiệp có Nguyên Tổng thư ký của tổ chức Viễn thông quốc tế. Ngoài ra còn những giáo sư khá nổi tiếng về các hoạt động trong kinh tế, xã hội của Thuỵ Điển. Những điều trong tuyên bố chung của hội nghị, những danh mục các chương trình hoạt động ưu tiên và với sự tham gia của các cán bộ chuyên gia trong ngành Bưu chính Viễn thông đều có sự hỗ trợ của các ngành khác như ngoại giao, thương mại vào đây.

Những điều này cho thấy triển vọng rất tốt, chúng ta có thể đăng cai những hội nghị như thế này để tìm những con đường làm ăn ra nước ngoài. Và cũng đưa họ vào Việt Nam để thúc đẩy đầu tư.

Thưa Bộ trưởng, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ triển khai những chương trình hành động từ ASEM ICT 2006 như thế nào?

 Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm chụp ảnh lưu niệm cùng các Bộ trường CNTT-TT ASEM.

Hội nghị ASEM ICT 2006 đã ra Thông cáo chung trong đó khẳng định vai trò quan trọng của sự hợp tác công nghệ thông tin góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển trong ASEM. Các Bộ trưởng tham dự Hội nghị đã nhất trí Hội nghị Bộ trưởng Công nghệ thông tin và truyền thông ASEM ICT sẽ được tổ chức thường niên, nhằm thúc đẩy sự hợp tác công nghệ thông tin ASEM.  Thông cáo chung cũng đã ghi nhận vai trò ngày càng quan trọng và những tác động sâu rộng của công nghệ thông tin và truyền thông cũng như sự cần thiết tăng cường hợp tác về lĩnh vực này để phát huy những đóng góp về kinh tế và xã hội cho mỗi quốc gia; khuyến khích việc đẩy mạnh hợp tác về các mạng lưới giáo dục, đặc biệt là sự kết nối giữa các trường đại học, cao đẳng ở châu Á và châu Âu.

Thông cáo chung nhấn mạnh các nước ASEM cần tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp tham gia và đóng góp tích cực hơn nữa trong việc phát triển và thực thi các chương trình và dự án hợp tác về công nghệ thông tin. Các Bộ trưởng CNTT-TT cũng khuyến khích các doanh nghiệp ICT đẩy nhanh việc mở rộng và cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin ở vùng sâu, vùng xa, nhằm đảm bảo sự phát triển bển vững và làm giảm sự phân hoá giữa đô thị và nông thôn.

Bộ trưởng Đỗ Trung Tá

Theo Vnmedia

: Việt Nam cũng đã có một số điểm rất thuận lợi cho chương trình này. Nói ví dụ như chúng ta cũng đã thí điểm các chương trình y tế từ xa. Chúng ta cũng đã tiến hành đào tạo từ xa, chúng ta cũng đã đưa các điểm Bưu điện Văn hoá xã về gần với dân. Hiện nay chúng ta đã có hơn 8.000 điểm Bưu điện Văn hoá xã trên tổng số khoảng 9.000 xã. Nếu những điểm đó trở thành điểm văn hoá cộng đồng. Rồi đến năm 2008 chúng ta phóng vệ tinh, rồi đang chuyển mạng lưới từ công nghệ truyền thống sang công nghệ IP thì điện thoại cũng sẽ rất rẻ. Các thông tin trên mạng nhờ sự phát triển của các nước về công nghệ nội dung sẽ làm cho phong phú hơn hiệu quả ứng dụng của mạng và làm cho người dân quen dần, nhận thức dần. Từ học sinh tiểu học nếu các em làm quen dần, chỉ trong vòng khoảng 10 năm, thế hệ này từ học sinh tiểu học sẽ trở thành những người "thầy giáo" để dạy anh, chị, bố mẹ cùng biết về CNTT.

Ngành cũng đang triển khai các trường từ cấp trung học phổ thông lên tới cấp đại học trước sẽ được phủ Internet 100%. Sau đó dần dần sẽ xuống đến trung học cơ sở. Còn học sinh tiểu học thì ra các điểm Bưu điện Văn hoá xã để làm quen. Đối với nước ta, với thế hệ trẻ, cứ coi trọng giáo dục cộng với Internet thì chúng ta sẽ có một thế hệ nhân lực có năng lực để thúc đẩy bước phát triển của đất nước.

Nội dung của ASEM ICT 2006 lần này cũng đề cập tới việc giúp người nông dân tiếp cận với ICT. Hiện tại, Việt Nam đã có những chính sách nào để hỗ trợ họ thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Đỗ Trung Tá: Giờ có hai mặt: một là truyền dẫn, hai là phát tin và thu tin. Mặt truyền dẫn nói chung tương đối tốt. Ta đã có 8 doanh nghiệp đều được cung cấp hạ tầng mạng. Về người thu tin, thứ nhất là vấn đề nhận thức. Thứ hai làm sao người ta có được thiết bị đầu cuối giá rẻ. Ví dụ chúng ta tham gia rất tích cực vào việc sản xuất các máy tính giá rẻ, máy tính về nông thôn, phát triển dịch vụ Internet về làng... Những cái đó là dịch vụ giá rẻ phù hợp với người dân. Thứ ba là phải cung cấp cho người ta những nội dung thiết thực, làm sao cho con người ta chăm học hơn, học tốt hơn chứ không phải chỉ có những nội dung tiêu cực.

Riêng phần phát, cần những doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ này, rồi những cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ này. Bây giờ nếu muốn khoa học công nghệ, công nghiệp về tới nông thôn thì cây giống, vật nuôi, phòng bệnh, thuốc sâu... đều cần phải phổ biến trên mạng để lúc nào cần là người ta có thể ra ngay điểm Bưu điện Văn hoá xã để vào mạng. Mà hiện nay các điểm Bưu điện Văn hoá xã cũng như bưu cục phục vụ chỉ cách dân bình quân 2,9km. Chưa có nước nào bưu điện gần dân như của Việt Nam. Ra những điểm như vậy người ta tìm thấy được những thông tin bổ ích cho mình. Chẳng hạn người ta muốn chăn nuôi một giống này người ta hiểu là giống vậy này nên nuôi ở đâu, trồng cây này ở loại đất nào?...  để lựa chọn. Chứ không nếu chỉ theo phong trào thì không thể có hiệu quả được.

Rồi các cơ chế chính sách của các Bộ, Ngành về quản lý Nhà nước để cho người ta hiểu. Luật pháp cũng cần phải được hướng dẫn dần, một cách đơn giản để cho người ta hiểu. Làm sao những nội dung này đều phải đến được với người dân. Nhà nước phải tổ chức những ngân hàng dữ liệu tổng hợp đầy đủ các loại tin đáp ứng được nhu cầu của người dân. Như thế cần phải có sự vận động đồng bộ cả hệ thống chính trị về nhận thức, sự vào cuộc của các doanh nghiệp. Sự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực này vừa cởi mở nhưng cũng vừa phải hướng vào sự tích cực mạnh hơn. Nhân dân làm sao phải làm quen dần, không tự ti.

Còn một vấn đề nữa đối với các cơ quan Nhà nước đó là vấn đề an ninh, an toàn thông tin. Từ vấn đề nhận thức, từ vấn đề nội dung trên mạng, từ vấn đề có nguồn nhân lực tương ứng, đến đảm bảo an ninh an toàn thông thoáng trên môi trường mạng... tất cả những cái đó sẽ giúp ta có sự hỗ trợ tốt nhất cho người nông dân trong thời gian tới.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0