Đội Equaminity bỏ lỡ hạng 3 khi bị chậm giờ nộp bài 8, toàn bộ các đội mạnh từ ASEAN cùng các đội Hồng Kông đều góp mặt tại Kuala Lumpur và gần như là vòng loại để lộ diện các trường đại học có đội tuyển vào Chung kết toàn cầu đại diện Châu Á. Đội ManiAC HK đã xuất sắc giải hết 10/10 bài trong 1121 phút tính điểm, kế đó đội NTU - Pigeons được 9 bài với 809 phút, Đội Optimus-Primer HK cùng Equaminity cùng có 8 bài nhưng chênh thời gian là 661 và 674 phút.
Các đội Việt Nam còn lại đều giải được 6 bài rồi dừng với thứ hạng 13, 15, 19 và 20. Trong ASEAN đáng chú ý còn có đội NÚS Singapore đứng thứ 6, Philippin đứng thứ 7, Thái lan đứng thứ 11 và Indonesia thứ 12. Đội chủ nhà Malaisia cao nhất đứng thứ 18.
Đánh giá sơ bộ kết quả các điểm vòng loại Đông - Nam Châu Á
Site Daejeon (Hàn quốc) - Top 6 gồm: 5 trường: KAIST-Hàn quốc vô địch, nhì ĐHQG Đài Loan, ĐHQG Seoul, ĐH Kyoto và Đại học Seoul.
Top 6 - Site Kaoshiung (Đài loan): Đại học QG Đài Loan vô địch, kế tiếp ĐH Tokyo và ĐH Giao thông thượng hải Trung quốc
Top 6 Site Jakarta: Đại học QG Đài Loan - vô địch, tiếp đến là Đại học Trung quốc Hồng kông (ManiAC), 2 đội Giao thông Thượng hải (TQ) và đội từ NTU và Hồng kông
Top 6 Site Hà Nội:: ĐH Zheijiang (TQ) - vô địch, nhì NTU - Pigeons, tiếp đó ĐH Hồng kông S&T - Primer và HCMUNS Equaminity thứ 5, cùng đội ĐHQG Taiwan và ĐHQG Seoul.
Rất đáng tiếc UCHIHA - ĐH BK Hà Nội có vị trí thứ 7.
Top 6 Site Kuala Lumpur:: ĐH Trung Quốc Hồng Kông (ManiAC) Vô địch, nhì NTU - Pigeons, tiếp đó ĐH Hồng kông S&T - Primer và HCMUNS Equanimity thứ 4, thứ 5-6 là đội ĐHTH Đài loan và đội NUS - Singapore.
Như vậy chưa tính site Tokyo sẽ thi vào Chủ nhật 12/12 thì có thể theo luật tính điểm lựa chọn vào Chung kết toàn cầu với nguyên tắc: ưu tiên vị trí xếp hạng trong top đầu, mỗi trường chỉ có một đại diện, kết quả lcủa 1 đội sẽ tổng hợp vị trí thi tại nhiều nhất 2 site khác nhau và tính điểm riêng khu vực trong Châu Á nghĩa là Trung quốc không được xếp hạng tại Đông - Nam Châu Á.
Như vậy đội Mani AC (ĐH Trung quốc - Hồng kông) có điểm cao nhất Vô địch và thứ nhì 2 sites, kế đó là Đại học QG Đài loan - Vô địch 2 site (với 2 đội khác nhau sẽ chỉ chọn 1 đội), tiếp là KAIST vô địch trên sân nhà. Sau các Đội vô địch thì đội nhiều nhì nhất là NTU - Pigeons (2 nhì), trường có 1 vị trí nhì là ĐH Tokyo, có 2 vị trí 3 là ĐH Hồng Kông Sc&Tech - Pimer, có một vị trí Ba là ĐHQG Seoul và đội có vị trí 4 và 5 ở 2 site là HCMUNS Equaminity, đó là các gương mặt sáng giá nên có thể thấy danh sách Đông-Nam Châu Á xếp hạng cộng điểm như sau:
1. ĐH Chiness Hồng Kông - ManiAC (vô địch)
2. ĐH QG Đài Loan (chưa rõ chọn đội vô địch tại đâu sẽ đại diện)
3. KAIST - RoyalRoader (vô địch)
4. NTU - Pigeons (2 lần thứ nhì)
5. ĐH Hồng Kông Sc&teck - Primer (2 lần thứ ba)
6. ĐH KHTN ĐHQG Tp HCM - Equaminity (thứ 4 và 5)
7. Đại học Seoul (thứ 3 site Hàn Quốc)
8. ĐH Tokyo (tên đội đợi KQ từ site TOKYO ngày 12/12)
Theo dự kiến Châu Á có khoảng 35-36 đội vào Chung kếs, khả năng Đông - Nam Châu Á có 9-10 đội (Trung quốc sẽ có 15-17 đội) và đợi kết quả từ site Tokyo ngày 12/12 có thể rõ thêm 2 tên là ĐH Tokyo - USAGI Code và ĐH Kyoto (nếu có thứ hạng rất cao). Các đội đang cố để có tên là NUS - Maelstrom đã có vị trí thứ 6 ở Kualalumpur.
Như vậy trong danh sách 8 đội trên có thể thêm 2 trường là ĐH Kyoto và NUS - Singapore, tuy nhiên ở site này có các đội mạnh tham dự như KAIST - vô định site Hàn Quốc, Giao thông Thượn hải - Luminar vô địch site Hangzhou (TQ) và ĐHQG Đài loan, nên kết quả xếp hạng sẽ bị chia xẻ (như các site Asean) cho các vị trí từ 1 đến 6.
Các đội Asean khác như Philippin, Indonesia đều rất khó có vị trí tại World Final ACM/ICPC tại Cairo Ai Cập từ 27/2 đến 4/3/2011.
Nếu không có nhiều đột biến từ các trường khác Tokyo và Kyoto của Nhật bản và NUS có vị trí từ 1-3 trong trận vòng loại cuối ngày 12/12/2010 thì HCMUNS - Equaminity sẽ chắc chắn sẽ đại diện Việt Nam duy nhất tại Cai rô Ai Cập trong Chung kết toàn cầu ACM/ICPC ngày 3/3/2011.
Các gương mặt trong Chung kết toàn cầu ACM/ICPC tại Cairo Ai Cập ngày 3/3/2011:
Tính đến thời điểm này các điểm vòng loại Trung quốc đã kết thúc có thể thấy rõ top 15 Trung Quốc với các tên tuổi lớn như: ĐH Thanh Hoa, ĐH Giao thông Thượng hải (Vô địch 2 site), Đại học Pekin, ĐH Zheiiziang, ĐH Zhongshan Tôn Trung Sơn.
Các châu lục: EU, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Trung cận đông, Úc đã có danh sách vào trung kết toàn cầu với các tên tuổi lớn như : Tổng hợp Moscow - Nga, Tổng hợp Warsaw - Balan, các trường nổi tiếng tại St.Petersburg - Nga, Tổng hợp Belaus, Tổng hợp Kiev, Bắc Mũ với các tên lừng danh như MIT, CMU, Prinston, Duke, Waterloo, Caliornia, Wisconsin - Madíon, Alberta ... (chi tiết trên: http://cm.baylor.edu/public/report/teamsWF.icpc )
Dự kiến danh sách các Đội Châu Á dự Chung kết toàn cầu sẽ được công bố vào ngày 20-25/12/2010.
BTC OLP’10 và ACM/ICPC Hàg Nội 2010