Thứ năm, 28/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 09/11/2010
Điện toán đám mây: Gian nan đường đến châu Á

Thế vận hội dành cho thanh niên vừa được tổ chức ở Singapore tháng 8/2010 là một trong số ít những cơ hội hiếm hoi để công nghệ điện toán đám mây được “thể hiện mình” ở châu Á.

1.jpg.jpg

Để có thể quản lý được 3.600 vận động viên, 20.000 tình nguyện viên và khoảng 370.000 khán giả trong suốt 2 tuần, ban tổ chức đã phải phá rào và tìm đến công nghệ đám mây khi quyết định thuê máy chủ và trung tâm dữ liệu của hãng SingTel (Singapore Telecommunications).

“Ở Thế vận hội lần trước, người ta đã phải đi mua rất nhiều máy chủ để phục vụ cho sự kiện và sau khi bế mạc, những chiếc máy chủ đắt tiền đó được bán tống, bán tháo hay thậm chí là mang đi cho. Một sự lãng phí khủng khiếp”, Bill Chang, Phó Tổng giám đốc điều hành của Singapore Telecommunications cho biết và khẳng định bằng giải pháp sử dụng công nghệ điện toán đám mây, ban tổ chức của Thế vận hội Thanh niên có thể tiết kiệm được từ 60 – 80% chi phí so với việc mua sắm trang thiết bị.

Hãng nghiên cứu thị trường IDC dự tính, thị trường điện toán đám mây châu Á (không bao gồm Nhật Bản) sẽ đạt doanh thu khoảng 1,3 tỷ USD trong năm nay và sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khoảng 40% mỗi năm từ nay cho đến hết năm 2014. Những con số thoạt nghe có vẻ ấn tượng nhưng thực tế, đó chỉ là một góc rất nhỏ trong tổng doanh thu khoảng 68,3 tỷ USD của thị trường điện toán đám mây toàn cầu còn non trẻ này. Theo nghiên cứu của hãng Gartner, con đường đến với châu Á của công nghệ điện toán đám mây vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, cản trở như: các nhà quản lý chưa tin tưởng, các quy định luật pháp còn cản trở, sự lo ngại về an ninh, an toàn dữ liệu và tốc độ đường truyền cũng như hạ tầng Internet còn nghèo nàn.

“Muốn điện toán đám mây phát triển, trước hết châu Á phải gia tăng tỷ lệ thâm nhập Internet băng rộng cũng như hạ tầng mạng của mình”, Emilio Umeoka, Giám đốc phụ trách thị trường châu Á của hãng phần mềm lớn nhất thế giới Microsoft nói, “Không có đường truyền Internet tốt, bạn đừng bao giờ nghĩ đến điện toán đám mây”.

1.jpg.jpg

Trong điều kiện ấy, công nghệ điện toán đám mây và những lợi ích của nó vẫn rất thu hút các khách hàng tiềm năng. Giống như việc thuê mướn thiết bị trước kia, điện toán đám mây trở thành một ‘tấm vé đắt tiền’ cho các doanh nghiệp, tổ chức bởi khoản đầu tư ban đầu lớn nhưng lại mang lại lợi ích về lâu dài cho họ. “Sự tiết kiệm sẽ được thể hiện trong hạ tầng kỹ thuật của doanh nghiệp. Công ty của bạn sẽ cần ít chi phí hơn cho các dịch vụ, ít nhân lực quản lý và điều hành mạng lưới, bảo trì máy móc và sửa chữa sự cố, trục trặc hơn trước”, ông Umeoka nói.

Nhưng những khách hàng của điện toán đám mây ở châu Á vẫn ngần ngừ và chưa dám ra quyết định bởi họ vẫn còn không ít những lo ngại như khi đó, mức độ rủi ro đối với những thông tin tài chính, dữ liệu khách hàng của họ sẽ lớn hơn do nguy cơ bị mất mát, bị đánh cắp hay bị khai thác trái phép, hay đơn giản là những vụ mất điện đột ngột… nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Và kết quả là, điện toán đám mây ở châu Á lại phát triển khá nhanh ở nhóm các doanh nghiệp nhỏ, mới nổi, có cơ chế quản lý chi phí tốt hơn thay vì các doanh nghiệp có quy mô lớn. Chẳng hạn như ở Trung Quốc, các doanh nghiệp lớn của nhà nước đến nay vẫn không tin tưởng giao quyền quản lý dữ liệu của họ cho bất kỳ một “bên thứ 3” nào khác.

“Ở Trung Quốc, tương lai của lĩnh vực dịch vụ thuê ngoài (outsource) thấp nhất trong khu vực”, Philip Carter, một giám đốc nghiên cứu của hãng IDC tại Singapore nói, “Các doanh nghiệp, tổ chức nên đẩy nhanh tốc độ ứng dụng công nghệ điện toán đám mây lại là những người liên tục thụt lùi trong các cuộc khảo sát về khả năng kiểm soát và giảm nhẹ rủi ro. Họ muốn giữ lại sự kiểm soát đối với tài sản về CNTT của mình”. Theo thống kê của IDC, trong năm 2009, Trung Quốc mới chỉ có khoảng 4% số doanh nghiệp sử dụng điện toán đám mây trong khi tỷ lệ này ở Singapore là 16%. Nhưng với khoảng 40 triệu doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, Trung Quốc vẫn là một thị trường đầy hấp dẫn đối với các nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Hãng công nghệ NEC của Nhật Bản dự kiến doanh thu của họ ở thị trường Trung Quốc sẽ tăng trưởng khoảng 30% và đạt 2,3 tỷ USD vào năm 2012.

“Các khách hàng Trung Quốc giờ đây đã ‘cởi mở’ hơn trong việc kinh doanh trên môi trường mạng” Enwei Xie, giám đốc phụ trách mảng phát triển phần mềm doanh nghiệp của Microsoft tại Trung Quốc nói. Trong lĩnh vực này, các công ty của Trung Quốc cũng đã tỏ ra rất nhanh chóng trong việc chiếm lĩnh thị trường nội địa và nhăm nhe đánh bật những đối thủ ngoại quốc như NEC, SAP hay Oracle… Nhưng băng thông Internet nghèo nàn đã khiến Trung Quốc không thể trở thành một “trung tâm” của ngành công nghiệp điện toán đám mây. Trở ngại này cũng đang khiến điện toán đám mây mắc kẹt ở Ấn Độ và nhiều quốc gia châu Á khác. Trên một số quốc gia có hạ tầng phát triển tốt như Hong Kong, Singapore các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây đã tề tựu đông đủ, trong đó có hãng công nghệ Tata Communications của Ấn Độ. Theo tính toán của IDC, trong năm 2010, khoảng 24% số doanh nghiệp của châu Á sẽ chuyển sang sử dụng hay sử dụng một phần của công nghệ điện toán đám mây, cao hơn hẳn mức 11% của năm 2009.

Tuy nhiên, điều đáng buồn cho “đám mây châu Á” là Singapore lại không phải là nơi dừng chân lý tưởng cho các trung tâm dữ liệu bởi các yếu tố quan trọng như mặt bằng đắt đỏ, nhiệt độ cao (tốn kém hơn trong việc làm mát)…

Con đường đến với châu Á của “đám mây” vẫn chưa hết gian nan.

Theo www.ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0