Thứ bảy, 20/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 09/11/2010
Đầu tư càng nhiều, người học càng ít mặn mà

Đây là thực trạng hiện nay, khi mà các đề án tiêu tốn hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng từ bậc phổ thông đến đại học, nhưng vẫn bị người học quay lưng. Đáng chú ý, đây là các chương trình bộ đặt rất nhiều tham vọng.

Không phải thí sinh nào cũng đủ trình độ ngoại ngữ và tiền để học ở những trường đẳng cấp quốc tế.
Không phải thí sinh nào cũng đủ trình độ ngoại ngữ và tiền để học ở những trường đẳng cấp quốc tế.

Đầu tư hoành tráng vẫn ít sinh viên

Đề án xây dựng 4 trường đại học (ĐH) “đẳng cấp quốc tế” của Bộ GDĐT với mong muốn đến năm 2020 sẽ có trường thuộc tốp 200 trường ĐH tốt nhất thế giới là một trong nhiều mục tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2008 - 2020. Với vốn vay khoảng 400 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)..., ngoài 2 trường ĐH Việt - Đức và ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã tuyển sinh, theo kế hoạch 2 trường nữa sẽ được xây dựng tại Đà Nẵng và Cần Thơ.

Tuy nhiên, khởi đầu của hai trường đã đi vào hoạt động chưa đủ sức tạo niềm tin cho mục tiêu đặt ra. Trường ĐH Việt - Đức (VGU) thành lập tháng 3.2008 trên cơ sở hợp tác quốc tế giữa hai Chính phủ VN và Đức, với vốn vay 180 triệu USD của WB. Năm đầu tiên, trường có 80 chỉ tiêu, đối tượng xét tuyển là những thí sinh (TS) dự thi khối A theo đề chung của Bộ GDĐT, đạt 21 điểm trở lên, nhưng chỉ tuyển được 32 SV.

Đến năm thứ hai, chỉ tiêu của trường giảm xuống một nửa, mức điểm xét tuyển chỉ còn 17, nhưng chỉ có 28 SV nhập học. Năm 2010, trường cũng chỉ tuyển được 39 SV trong 60 chỉ tiêu, trong đó có chưa tới 20 SV đạt mức điểm 21 trở lên. Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội - thành lập theo hiệp định song phương giữa Chính phủ VN và Pháp với mô hình là ĐH công lập quốc tế - cũng gặp khó khăn ngay từ khóa tuyển sinh đầu tiên năm 2010. Đầu tháng 9, trường thông báo tuyển sinh 40 chỉ tiêu, đối tượng tuyển sinh là TS dự thi ĐH khối A, B, D với mức điểm từ 19 điểm lên. Đến ngày 25.9 - hạn cuối cùng nộp hồ sơ, trường vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu và đã phải hạ mức điểm tuyển xuống chỉ còn 15. Tuy nhiên, cũng chỉ có hơn 30 SV đủ điều kiện nhập học.

Ở một mô hình khác, Đề án chương trình tiên tiến (CTTT) mới được bộ tổng kết gần đây cho thấy qua hơn 5 năm thực hiện đã tiêu tốn hơn 850 tỉ đồng, nhưng mới chỉ đã và đang đào tạo được hơn 2 nghìn SV – con số quá nhỏ bé so với quy mô SV hiện nay.  Nguyên nhân TS - đặc biệt là TS giỏi - “quay lưng” với các chương trình học được đầu tư quy mô này thì có nhiều. Đối với CTTT, như một lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm thuộc ĐH Huế nhận định, lý do rõ nhất là giảng dạy bằng tiếng Anh. Còn lý giải về việc ngành khoa học vật liệu không thu hút được SV, ông Nguyễn Cảnh Lương - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa HN - cho biết, ngành này không hấp dẫn TS, ngay cả tuyển đại trà thì đây cũng là một ngành có ít TS nộp đơn.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội - cho rằng, nguyên nhân trường tuyển không đủ chỉ tiêu là do thời gian thông báo tuyển sinh muộn (ngày 9.9)...

Tiếp tục tiêu tiền không đúng cách?

Mới đây, Bộ GDĐT tiếp tục triển khai “Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010 - 2020”. Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, đề án sẽ được đầu tư hơn 2.312 tỉ đồng, trong đó chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo hơn 1.295 tỉ đồng, vốn ODA là 953,65 tỉ đồng; ngân sách địa phương là 63,792 tỉ đồng.

Tuy nhiên, sự thành công của dự án dường như còn khá... mơ hồ. Trong khi mục đích đầu tư của đề án là củng cố, xây dựng và phát triển các trường THPT chuyên hiện tại đồng thời với tăng dần quy mô, bảo đảm mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất một trường THPT chuyên với tổng số HS chuyên chiếm khoảng 2% số HS THPT của từng tỉnh, thành phố. Đề án tập trung đầu tư nâng cấp các trường THPT chuyên thành các trường đạt chuẩn quốc gia và có chất lượng giáo dục cao....

Nhưng tại một cuộc hội thảo mới đây về HS giỏi (HSG), nhiều giáo viên trường chuyên nhận định trường chuyên hiện nay khó thu hút HSG. Nguyên nhân, như ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông năng khiếu ĐH Quốc gia TPHCM - nhận xét, là do tính thực dụng của HS và phụ huynh, do chế độ đãi ngộ đối với giáo viên giảng dạy HSG và do chúng ta đang thiếu đội ngũ giáo viên giỏi. Đại diện một số trường chuyên cho biết, nhiều HS đoạt giải quốc gia, nhưng bị từ chối ở các trường đại học. Do đó, để thu hút HSG vào trường chuyên, nâng cao chất lượng đào tạo của trường chuyên, cái cần là có những chính sách khuyến khích, động viên và thu hút HSG, chứ không chỉ là đầu tư cơ sở vật chất.

Theo www.laodong.com.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0