Thứ tư, 27/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 08/11/2010
Góp ý dự thảo "Chương trình Quốc gia phát triển Công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020"

Ngày 2/112010 Hội Tin học Việt Nam thông báo mời hội viên và giới CNTT góp ý dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia phát triển Công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.  Để các hội viên và bạn đọc có điều kiện theo dõi, trao đổi BBT VAIP xin đăng một số góp ý của các hội viên tâm huyết và mong rằng tiếp tục đón nhận các trao đổi của giới CNTT góp ý cho dự thảo này. Góp ý xin gửi về địa chỉ vaip@vnn.vn.

Góp ý kiến cho Dự thảo 2.8

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Chương trình Quốc gia phát triển Công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

---------------------------------------

 

Tôi có được đọc các ý kiến đóng góp, thảo luận rất sôi nổi, tâm huyết của nhiều anh qua mạng về dự thảo Chương trình Quốc gia phát triển Công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Tuần vừa rồi tôi cũng nhận được toàn văn dự thảo, tôi xin có một số ý kiến đóng góp như sau :

 

A. GÓP Ý CHUNG

 

1.      Dự thảo được xây dựng công phu, khá rộng, bao quát được nhiều vấn đề.

2.      Về tên của Quyết định : Quyết định có tên là : “QĐ Phê duyệt Chương trình Quốc gia phát triển Công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam đến ….” nhưng tinh thần chính của dự thảo này lại  là vấn đề phát triển CÔNG NGHIỆP CNTT Việt Nam. Do vậy tôi đề nghị nên đổi lại tên của QĐ là : “QĐ Phê duyệt Chương trình Quốc gia phát triển Công nghiệp Công nghệ thông tin Việt Nam đến ….” Để dự thảo có thể tập trung, mang đậm nét là một chương trình phát triển công nghiệp và thảo luận cũng tập trung vào hướng này; còn thảo luận về phát triển CNTT VN ý kiến sẽ rất rộng.

3.      Nên đặt chương trình QG phát triển Công nghiệp này trong toàn cảnh các  chương trình Quốc gia về CNTT đã được Bộ TTTT trình Thủ tướng phê duyệt , đang triển khai để tránh trùng lặp và đảm bảo tính kế thừa.

4.       Không kể mảng R&D, mảng Ứng dụng CNTT, liên quan đến Công ghiệp CNTT chúng ta đang có Chương trình Quốc gia (CTQG) về Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số (Kết thúc năm 2013). Khi CTQG về Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số chưa kết thúc, chưa có tổng kết, đánh giá cái đuợc cái chưa được, nhất là về cách làm để rút kinh nghiệm cho giai đoạn sau thì cần cân nhắc xem có nên đưa, hay đưa nội dung liên quan đến CN Phần mềm và CN Nội dung số vào dự thảo này như thế nào ? Chúng tôi cũng băn khoăn, nếu không đưa vào thì sau 2013, hai mảng CN này thế nào? Nhưng nếu đưa hai mảng CN này vào dự thảo mà không có tổng kết,  kế thừa thì cũng không hay.

5.      Tương tự như vậy, mọi CTQG đều có mảng về đào tạo về nguồn nhân lực, vì đây là một mục không thể thiếu của văn bản các chương trình; Theo tôi biết hiện nay Bộ TTTT đã trình, được phê duyệt và đang triển khai CTQG (hay quy hoạch – Tôi không rõ toàn văn tên của CT này) đào tạo nguồn nhân lực CNTT đến 2030. Vậy thì CT đó có đề cập đến đào tạo nguồn nhân lực cho CN CNTT không ? nội dung đào tạo nguồn nhân lực CNTT trong dự thảo này nên thiết kế sao cho không bị trùng lặp, thực sự đặc thù và khả thi được để  phát triển của CN CNTT.

6.      Cần xác định mặt bằng, chỗ đứng của CN CNTT VN hiện nay để dặt ra các chỉ tiêu cho 2020. Nên loại bỏ doanh số của các DN 100% vốn nước ngoài ra khỏi các con số thống kê về doanh số CN CNTT như thời gian qua, vì đó là doanh số của họ,  số thu của ta chỉ là giá trị nhân công lao động,  có như vậy mới có cái nhìn sát thực hơn về CN CNTT VN để có chiến lược phát triển đúng; Làm sao CN CNTT VN có được doanh thu 17-19 Tỷ USD/năm trong vài năm tới.

 

B. GÓP Ý CHI TIẾT CHO CÁC NỘI DUNG CỦA DỰ THẢO

 

1.      Về quan điểm và mục tiêu (Mục I., II.)

 

a). Phần này viết rất đầy đủ, bao quát, nhưng  chung chung quá, thể văn viết nghị quyết. Tôi nghĩ Quan điểm để XD Chương trình này là rất quan trọng để thiết kế các phần sau. Nếu phần này toát lên được một số ý cụ thể thì rất hay, ví dụ  :

-          Quan điểm của ta là ưu tiên phát triển lĩnh vực nào của CN CNTT, thứ tự ưu tiên ra sao

-          Lĩnh vực nào NN sẽ tập trung đầu tư; lĩnh vực nào NN tạo cơ chế thuận lợi để khuyến khích Doanh nghiệp, Xã hội đầu tư; Lĩnh vực nào không khuyến khích,

-          Quan điểm về chuyển giao công nghệ để phát triển CN CNTT là gì ?

-          Trong dự thảo đề cập đến cả CN điện tử, vậy quan điểm của NN về phát triển CN Điện tử thế nào ? Lĩnh vực nào, mức đầu tư ra sao?

-          Về sản xuất trang thiết bị : Từ 1990 ta đã có máy tính thương hiệu VN. 20 năm sau vẫn như trước đây, vẫn là lắp ráp từ linh phụ kiện nhập (Tuy xưởng lắp ráp có lớn hơn, hiện đại hơn). NN có quan điểm phải bản địa hoá một phần không, khoảng bao nhiêu phần trăm ? Loại linh phụ kiện nào từ nay đến 2020 vẫn tiếp tục nhập, nhưng phải chuẩn bị cho công nghiệp phụ trợ để sau 2020 nhất định SX trong nước.

-          V.v…

b) Mục tiêu :  Nên chăng đặt mục tiêu cụ thể hơn, và luôn có bộ tiêu chí đánh giá để có thể kiểm điểm đánh giá khi kết thúc chương trình; đặt vấn đề ví dụ như dưới đây rất khó thực hiện

-     Công nghiệp CNTT trở thành một trụ cột quan trọng để đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thong tin và truyền thông.

a) Công nghiệp CNTT Việt Nam đạt trình độ phát triển tương đương với các nước tiên tiến trong khi vực ASEAN; hình thành được các tập đoàn mạnh về CNTT, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới; công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực phần cứng, điện tử cơ bản đáp ứng các nhu cầu sản xuất cho các doanh nghiệp CNTT hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam

 

 V.v…

 

2. Các mục III., IV viết rất đầy đủ, bao quát, tôi rất tán thành với quan điểm của dự thảo là :

 

c) Doanh nghiệp đóng vai trò chủ lực trong quá trình phát triển CNTT; Nhà nước tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ thông qua các cơ chế, chính sách ưu đãi và một số dự án trọng điểm

 

 

Với quan điểm này, Chương trình QG về phát triển CN CNTT VN cơ bản phải  là chương trình tạo cơ chế chính sách. Tôi đề nghị  nội dung của các mục III, IV ,  Điều 1. nên cấu trúc lại như sau :

 

III. Xây dựng cơ chế chính sách :

 

III.1. Nhóm chính sách phát triển SX Công nghiệp

1.      Các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển ngành công nghiệp CNTT VN (Các chính sách đối với các DA đầu tư Sản xuất, thuế, chính sách Xuất nhập khẩu, chính sách phát triển các khu công nghiệp CNTT tập trung làm cơ sở hỗ trợ hoạt động SX CN CNTT, đẩy mạnh phát triển công nghiệp CNTT theo hướng chuyên môn hóa, tập trung hóa. Đề xuất mô hình điểm cho khu công nghiệp CNTT tập trung, …..)

2.      Chính sách về công nghiệp phụ trợ

3.      Các chính sách đặc thù về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp CNTT dựa trên các Luật KH, Luật Chuyển giao CN và Luật CN Cao

4.      ……………………………………………………………………

III.2. Nhóm chính sách đối với sản phẩm CN CNTT trọng điểm, (Tham khảo luật CN Cao và quy định về SP CN Cao trọng điểm)

……………………………………………………………………………….

III.3. Nhóm chính sách về thị trường :

1.      Các cơ chế, chính sách để hình thành (một số thị trường mới) và phát triển thị trường CNTT trong và ngoài nước

2.      Chính sách về xúc tiến thương mại cho sản phẩm công nghệ thông tin Việt Nam kể cả vấn đề thương hiệu.

3.      ………………………………………………..

III.4. Nhóm chính sách về đào tạo nguồn nhân lực CN CNTT :

………………………………………………………………………………..

IV. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý NN;

 

1.      Xây dựng các bộ tiêu chí đánh giá các chỉ tiêu đặt ra cho CN CNTT

2.      Xây dựng các chuẩn công nghiệp cho CN CNTT

3.      Xây Bộ tiêu chí để nhận diện sản phẩm CN CNTT VN trọng điểm

4.      Xây dựng chức danh, tiêu chuẩn, bậc nghề cho nguồn nhân lực CN CNTT VN , gồm công nhân kỹ thuật các cấp và chuyên gia có trình độ chuyên môn, tay nghề  cao làm việc trong lĩnh vực CN CNTT

5.      Xây dựng Quy chế thực hiện Chương trình này

6.      …………………………………………………………………

C. MỘT SỐ Ý KIẾN KHÁC

1.      Thể thức văn bản : Nên tách nội dung I, II, III, IV điều 1 . thành văn bản chương trình, là một phần gắn liền của Quyết định.  Điều 1. chỉ còn lại là lời dẫn đến VB CT đính kèm

2.      Về Quy chế thực hiện CT : Vấn đề chung của Quy chế thực hiện Chương trình này, cần TTg QĐ phê duyệt có thể là một phần của VB CT. Các nội dung chi tiết khác được coi là một nhiệm vụ sẽ thảo và trình  ký sau

3.      Phụ lục 1. đưa ra dự án thành lập nhiều Trung tâm quá (4 TT)

4.      Xem xét lại danh mục Các SP CN CNTT Trọng điểm được ưu đãi tại Phụ lục III; Nhiều SP không thể là SP trọng điểm, bên cạnh đó có SP trọng điểm lại chưa đưa vào đây. Nên XD bộ tiêu chí xác định trước, Lên DS trình fê duyệt sau, và DS có thể phát triển, thay đổi  theo thời gian, không cố định thế này.

5.      Tương tự như vậy xem lại DS tại Phục lục IV. Nhiều sản phẩm đã có, đang hoạt động tốt như lĩnh vực  Ngân hàng, nhiều Fần mềm đã có và đã được đầu tư như cổng thông tin cho Bộ/Ngành, Tỉnh/TP,……

Trên đây là một số ý kiến đóng góp của tôi, vì thời gian không nhiều nên  không đóng góp chi tiết hơn được; xin gửi tới Ban soạn thảo để nghiên cứu.

Hà Nội, ngày 7 tháng 11 năm 2010

TS. Mai Anh, Nguyên Tổng Thư ký Hội Tin học Việt Nam

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0