Thứ ba, 23/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 19/10/2010
“Điểm huyệt” cạnh tranh thị trường viễn thông Việt

Theo đánh giá của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, thị trường viễn thông di động và Internet Việt Nam đang có sự cạnh tranh gay gắt. Các chỉ số về mức độ tập trung của thị trường dịch vụ viễn thông di động và thị trường dịch vụ viễn thông Internet của Việt Nam đều vượt rất xa ngưỡng cảnh báo của quốc tế (ngưỡng là 1800, trong khi chỉ số của 2 thị trường dịch vụ này ở Việt Nam lần lượt là 2787 và 5190).

Hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh đã không còn là “chuyện xưa nay hiếm”’mà trở thành “câu chuyện” phổ biến.

"Rào cản" hạn chế cạnh tranh

Theo đại diện Cục Quản lý cạnh tranh, ở Việt Nam hầu như không xảy ra hiện tượng các doanh nghiệp viễn thông thoả thuận với nhau để hạn chế cạnh tranh doanh nghiệp khác, song vẫn có doanh nghiệp trở thành “nạn nhân” của các thoả thuận phân chia thị trường, thông đồng để thắng thầu và áp đặt điều kiện hợp đồng.

Đáng cảnh báo là nguy cơ lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường khi mức độ tập trung trên thị trường ở mức rất cao. Đối với thị trường dịch vụ viễn thông di động, nhóm các doanh nghiệp đang chiếm vị trí thống lĩnh gồm Viettel, MobiFone, VinaPhone; chỉ số mức độ tập trung thị trường - CR3 năm 2009 đạt tới 90,3%. Và với thị trường dịch vụ viễn thông Internet, VNPT là doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh khi chiếm tới 70% thị phần.

Các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường này vô hình chung đã tạo nên những rào cản gia nhập đối với các doanh nghiệp mới, ví dụ như hạn chế về băng tần khi băng tần đã được cấp hết cho các nhà cung cấp hiện tại; hoặc giấy phép thiết lập mạng hạ tầng viễn thông chỉ được cấp cho các doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp trong đó vốn Nhà nước chiếm cổ phần chi phối, trong khi các doanh nghiệp có giấy phép không dễ gì chia sẻ “miếng bánh” thị phần có được từ vị thế “độc quyền” cho các doanh nghiệp khác.

Trong các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, đáng lưu ý là hiện tượng bán, cung ứng dịch vụ dưới giá thành nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. 50% doanh nghiệp được khảo sát cho biết từng bị ảnh hưởng bởi hình thức cạnh tranh này.

Theo khuyến nghị của các chuyên gia của Cục Quản lý cạnh tranh, để hạn chế tình trạng “độc quyền tự nhiên” hoặc “độc quyền Nhà nước”, Bộ Thông tin & Truyền thông cần chủ động xây dựng khung pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động mạng ảo (VMNO), các ISP không có hạ tầng với các nhà cung cấp có mạng hạ tầng. Khung pháp lý này cần bao gồm các vấn đề như thủ tục/điều kiện kết nối vào mạng của nhà cung cấp có hạ tầng, giá kết nối, chất lượng kết nối..., qua đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới tham gia thị trường, ngăn chặn các doanh nghiệp có thị phần chi phối và có hạ tầng mạng chèn ép các doanh nghiệp kém lợi thế khác.

Và liên tục “bão” giảm giá

Một trong những biểu hiện rõ nhất của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là sử dụng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, kéo dài liên tục như một công cụ hữu hiệu để giành giật thị phần.

Thực tế thời gian qua, gần như tất cả các nhà cung cấp đều tập trung vào 1 chiến lược duy nhất - cạnh tranh thông qua giảm giá dịch vụ, khuyến mại.

Xét ở khía cạnh tích cực thì giảm giá, khuyến mại đã và đang giúp nhiều người tiêu dùng tiếp cận, sử dụng dịch vụ với chi phí rẻ hơn. Thế nhưng nhiều trường hợp giảm giá rầm rộ của nhà cung cấp đã vượt quá giới hạn, ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển thị trường. Đơn cử như ở lĩnh vực dịch vụ viễn thông, “cuộc chiến” về giá cước đã dẫn đến sự suy giảm chất lượng dịch vụ, gia tăng tắc nghẽn mạng lưới và khiếu kiện khách hàng.

Để ngăn ngừa xu hướng cạnh tranh không lành mạnh, chèn ép đối thủ cạnh tranh (đặc biệt là từ phía các doanh nghiệp lớn, chiếm thị phần khống chế), Bộ Thông tin & Truyền thông đã ban hành Thông tư 02/2007 về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông.

Thế nhưng thời gian qua, giảm giá thông qua khuyến mại ồ ạt vẫn được tiếp tục được các doanh nghiệp “phát huy tác dụng”.

Điển hình như với dịch vụ Internet, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) vẫn liên tục giảm giá để cạnh tranh lẫn nhau, dẫn tới hệ luỵ là mức cước ADSL của Việt Nam thấp hơn so với mức cước ADSL trung bình của khu vực Đông Nam Á. Các doanh nghiệp ISP chiếm thị phần chống chế và nhiều ISP khác còn tiếp tục giảm giá thông qua khuyến mại cước thuê bao, tặng thiết bị đầu cuối…

Một trong những hệ luỵ dễ nhận thấy của các đợt khuyến mại, giảm giá liên tục là lãng phí tài nguyên đầu số trong viễn thông di động, làm cho nguồn tài nguyên này nhanh chóng cạn kiệt, dẫn tới phải thay đổi/bổ sung đầu số thuê bao, gây tốn kém và phiền toái không cần thiết cho xã hội.

Ngoài “chiêu thức” “bão giá” nêu trên, các doanh nghiệp còn sử dụng khá nhiều “chiêu thức” cạnh tranh không lành mạnh khác, chẳng hạn như chỉ dẫn gây nhầm lẫn, gièm pha doanh nghiệp khác…

“Để hạn chế bất cập nêu trên, Bộ Thông tin & Truyền thông cần phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu xây dựng các hướng dẫn chi tiết về đơn vị dịch vụ, giá trị gói khuyến mại, tần suất khuyến mại đối với viễn thông di động”, chuyên gia tư vấn của Cục Quản lý cạnh tranh khuyến nghị.

Theo www.taichinhdientu.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0