Thứ sáu, 29/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 13/10/2010
Ngày Tiêu chuẩn thế giới 14/10: Hoạt động tiêu chuẩn trong ngành Thông tin và Truyền thông

Hưởng ứng Ngày Tiêu chuẩn thế giới 14 tháng 10, với chủ đề "Tiêu chuẩn giúp hoà nhập mọi người trên thế giới" (Standards make the world accessible for all) - Thông điệp Ngày Tiêu chuẩn thế giới năm 2010 của Chủ tịch ISO, Chủ tịch IEC, Tổng thư ký ITU. Vụ Khoa học và công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông giới thiệu đôi nét hoạt động tiêu chuẩn và tiêu chuẩn hoá ngành Thông tin và truyền thông trong thời gian vừa qua.

 

Hưởng ứng Ngày Tiêu chuẩn thế giới 14 tháng 10, với chủ đề "Tiêu chuẩn giúp hoà nhập mọi người trên thế giới" (Standards make the world accessible for all) - Thông điệp Ngày Tiêu chuẩn thế giới năm 2010 của Chủ tịch ISO, Chủ tịch IEC, Tổng thư ký ITU. Vụ Khoa học và công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông giới thiệu đôi nét hoạt động tiêu chuẩn và tiêu chuẩn hoá ngành Thông tin và truyền thông trong thời gian vừa qua.

Hoạt động tiêu chuẩn hóa ở Việt Nam: Quá trình hình thành và phát triển

Tiêu chuẩn kỹ thuật (chuẩn mực để so sánh, đánh giá) đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội loài người và dần trở thành chuẩn mực mang tính thông lệ và phổ biến để theo đó mà tạo ra và đánh giá một sản phẩm hàng hóa - dịch vụ nào đó.

Từ giữa thế kỷ 20 trở lại đây, cùng với quá trình toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại và sự cạnh tranh gay gắt, tiêu chuẩn kỹ thuật được khẳng định vai trò làm cơ sở khoa học của mình; Tiêu chuẩn kỹ thuật vừa mở rộng đối tượng (không chỉ sản phẩm hàng hóa - dịch vụ mà còn là quá trình, môi trường, các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội), phong phú về nội dung (không chỉ là những đặc tính kỹ thuật thông thường mà còn phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khỏe con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên...). Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật là cơ sở quan trọng nhất để xử lý các rào cản kỹ thuật (TBT) trong thực thi các hiệp định quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ quy tắc ứng xử của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Do tầm quan trọng của nó, hầu hết các nước trên thế giới đều có tổ chức chuyên trách về hoạt động tiêu chuẩn hóa. Ba tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế hàng đầu hiện nay gồm Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO); Uỷ ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC); Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU).

Ngày 4/4/1962, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị quyết 43 CP thành lập Viện Đo lường và Tiêu chuẩn, trực thuộc Ủy ban Khoa học Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ). Đó là tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia đầu tiên ở Việt Nam.  Từ năm 1963 đến 1986 (thời kỳ theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp), hơn 7000 Tiêu chuẩn nhà nước (TCVN) và hàng nghìn Tiêu chuẩn ngành (TCN), Tiêu chuẩn địa phương (TCV), Tiêu chuẩn cơ sở (TC) đã được ban hành. Do đặc điểm của nền kinh tế lúc đó, các TCN, TCV là bắt buộc áp dụng và một tỷ lệ đáng kể các TCVN cũng bắt buộc áp dụng.

Từ sau năm 1986 lại đây, theo đường lối đổi mới hoạt động Tiêu chuẩn hóa đã có bước chuyển biến cơ bản: Xây dựng Tiêu chuẩn kỹ thuật theo thông lệ Quốc tế; hầu hết các Tiêu chuẩn kỹ thuật không bắt buộc áp dụng nhưng là cơ sở quan trọng cho nhiều lựa chọn từ sản xuất - kinh doanh tới thỏa thuận và hợp tác trong thương mại, đầu tư...

Ngày 24/12/1999, Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh chất lượng hàng hóa quy định hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam gồm ba cấp: Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), Tiêu chuẩn Ngành (TCN) và Tiêu chuẩn Cơ sở (TCCS). TCVN do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng, ban hành. TCN do Bộ quản lý chuyên ngành chủ trì xây dựng, ban hành và quy định áp dụng. TCCS do các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh xây dựng, ban hành và áp dụng.

Tiếp theo đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 hướng dẫn thực hiện chi tiết Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa. Nghị định 179/2004/NĐ-CP đã hướng dẫn việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng: TCVN và TCN là tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng, TCVN và TCN chỉ bắt buộc áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa nằm trong danh mục phải áp dụng tiêu chuẩn và danh mục phải chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn.

Tháng 6/2006, Quốc hội đã thông qua và công bố Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Cùng với duy trì, phát triển việc xây dựng các tiêu chuẩn (gồm tiêu chuẩn quốc gia - TCVN và tiêu chuẩn cơ sở - TC), sẽ xây dựng, áp dụng hệ thống quy chuẩn kỹ thuật (gồm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - QCVN và quy chuẩn kỹ thuật địa phương - QCĐP). Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý làm chuẩn để phân loại, đánh giá, sản phẩm - hàng hóa - dịch vụ...  nhưng không bắt buộc áp dụng. Còn quy chuẩn kỹ thuật quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm - hàng hóa - dịch vụ...và phải tuân thủ, bắt buộc áp dụng. Tuy tiêu chuẩn không bắt buộc áp dụng nhưng nó là cơ sở khoa học phải được tuân thủ trong xây dựng và công bố các quy chuẩn kỹ thuật.

Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, công bố trên cơ sở các dự thảo do các Bộ, ngành hay các tổ chức, cá nhân đề nghị. Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) do Thủ trưởng các Đơn vị cơ sở xây dựng, công bố và áp dụng. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) do các Bộ trưởng hay Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ ban hành sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ. Quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) do Chủ tịch UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, công bố sau khi được Bộ quản lý chuyên ngành thẩm định. 

Các hoạt động tiêu chuẩn hóa chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông

Ngay từ những ngày đầu thành lập Ngành Bưu điện, bên cạnh nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc, công tác quản lý kỹ thuật đã được đặt ra và được cập nhật, hoàn thiện theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật chuyên ngành bưu điện với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình sản xuất các thiết bị, hệ thống thông tin liên lạc, nhất là từ sau khi thống nhất đất nước, năm 1975.

Từ năm 1995, cùng với sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ bưu chính viễn thông và của toàn Ngành Bưu điện, công tác nghiên cứu khoa học nói chung và công tác tiêu chuẩn hóa về đo lường chất lượng trong Ngành bưu điện đã được tiến hành theo hướng tập trung hơn với mục tiêu nghiên cứu triển khai, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thử nghiệm, quản lý; đưa hệ thống tiêu chuẩn đo lường chất lượng thực sự trở nên có ý nghĩa đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Theo đó, các tiêu chuẩn kỹ thuật bưu chính – viễn thông ban hành trước đây được rà soát lại và liên tục được hoàn thiện, bổ sung nhằm đưa được tiến bộ khoa học vào hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời đưa hoạt động sản xuất kinh doanh đi vào nề nếp, hiệu quả.

Với mục tiêu phát triển khoa học công nghệ Bưu chính Viễn thông, trong những năm 2000, toàn Ngành đã tập trung vào một số nội dung liên quan đến hoạt động tiêu chuẩn hóa như:

- Quản lý tiêu chuẩn công nghệ theo hướng thống nhất, đồng bộ, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế;

- Xây dựng thêm các tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình khai thác, bảo dưỡng, định mức kinh tế - kỹ thuật cho các hệ thống viễn thông…;

- Triển khai tập huấn công tác tiêu chuẩn, đo lường chất lượng cho các đơn vị, cơ sở sản xuất…

Từ năm 2003, Tổng cục Bưu điện chuyển đổi thành Bộ Bưu chính, Viễn thông với việc đảm nhận thêm việc quản lý nhà nước về điện tử và công nghệ thông tin.

Đến năm 2007 Bộ Bưu chính, Viên thông chuyển đổi thành Bộ Thông tin và Truyền thông với chức năng nhiệm vụ Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình và cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông quốc gia; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Do vậy, công tác tiêu chuẩn hóa không chỉ gói gọn trong chuyên ngành Bưu chính, Viễn thông mà còn bao gồm cả công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, xuất bản, phát thanh truyền hình… Đặt ra công tác tiêu chuẩn hóa chuyên ngành của Bộ những đòi hỏi mới. Để hoàn thành công việc này cần có sự đầu tư lớn cả về quan tâm chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết (để có thể huy động đội ngũ chuyên gia chuyên ngành, nguồn tư liệu tham khảo, kinh phí…), sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong Bộ và các Bộ Ngành liên quan.

Theo quy định tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống tiêu chuẩn ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phải chuyển đổi cho phù hợp sang TCVN, QCVN; đồng thời hoạt động tiêu chuẩn hóa chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cần có sự thay đổi, định hướng, mở rộng đối tượng, lĩnh vực phù hợp với chức năng quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông. Tính đến thời điểm Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực (1/1/2007) hệ thống TCN của Bộ Thông tin và Truyền thông có 188 TCN trong đó 103 TCN bắt buộc áp dụng, 85 TCN tự nguyện áp dụng. Bộ Thông tin và Truyền thông đã lập kế hoạch chuyển đổi 69 TCN sang QCVN; 48 TCN sang TCVN; và dự kiến huỷ bỏ 71 TCN. Thời gian thực hiện chuyển đổi đến hết năm 2011.

Hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức xây dựng

Trong năm 2008 Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành QCVN đầu tiên về dịch vụ bưu chính công ích (Quyết định 50/2008/ QĐ - BTTTT ngày 12/11/2008) đánh dấu một bước ngoặt trong công tác xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Danh mục tiêu chuẩn ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước (Quyết định số 20/2008/QĐ-BTTTT ngày 09/04/2008 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục tiêu chuẩn ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước);
Danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số (Ban hành kèm theo Quyết định số 59/2008/QĐ-BTTTT ngày 31 tháng 12 năm 2008).

Danh mục tiêu chuẩn hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BTTTT ngày 14 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông).

Trong năm 2009 Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quyết định số 2329/QĐ -BKHCN ngày 20 tháng 10 năm 2009 và quyết định số 3087/QĐ- BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2009 về việc công bố tiêu chuẩn quốc gia - Công bố 27 tiêu chuẩn Việt Nam về viễn thông và công nghệ thông tin. Đây là các tiêu chuẩn quốc gia được Bộ Khoa học công nghệ công bố trên cơ sở đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Gần đây nhất Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 18/2010/TT-BTTTT ngày 30 tháng 7 năm 2010 ban hành kèm theo 21 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông trên cơ sở soát xét, chuyển đổi các tiêu chuẩn ngành thành quy chuẩn quốc gia.

Việc chuyển đổi Từ TCN sang TCVN, QCVN theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Hiện nay Bộ vẫn tiếp tục soát xét, loại bỏ những TCN không còn phù hợp, soát xét, hoàn thiện để chuyển đổi các tiêu chuẩn ngành  còn lại sang quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo theo đúng kế hoạch đến năm 2011 hệ thống tiêu chuẩn chuyên nghành của Bộ sẽ chỉ còn TCVN và QCVN.

Định hướng công tác xây dựng xây dựng các tiêu chuẩn theo hướng chấp thuận áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế:

- Biên soạn các tiêu chuẩn quốc tế thành quy chuẩn kỹ thuật để có văn bản pháp quy kỹ thuật phục vụ chứng nhận hợp quy sản phẩm, thiết bị thông tin và truyền thông; quản lý chất lượng dịch vụ và hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin.

- Biên soạn các tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn để có tài liệu làm quy tắc, hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng thống nhất, có hiệu quả về kinh tế, xã hội, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng. Các tiêu chuẩn sẽ được chọn, xây dựng trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, kết nối mạng, tiêu chuẩn thiết bị, mạng viễn thông công nghệ thông tin, điện tử và trong các lĩnh vực khác như xuất bản.

- Công bố áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong trường hợp xác định được các tiêu chuẩn quốc tế hoàn toàn phù hợp và đa số các nước trên thế giới chấp thuận. Hình thức là công bố để bắt buộc (trường hợp cần thiết, chưa kịp xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng) hoặc để hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng. Ban hành các quyết định bắt buộc hoặc khuyến khích áp dụng.

Đảm bảo dần hoàn thiện hệ thống Tiêu chuẩn, quy chuẩn của ngành đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý nhà nước của Bộ trong các lĩnh vực, xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình và cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông quốc gia; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Một số hoạt động cụ thể đang tiến hành

Để triển khai định hướng hoạt động tiêu chuẩn hóa chuyên ngành Thông tin và truyền thông thời gian vừa qua Thông tin và truyền thông đã tập trung vào một số công việc như sau:

- Đẩy mạnh hoạt động công tác tiêu chuẩn hóa phù hợp các yêu cầu của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật: tổ chức xây dựng, ban hành, áp dụng Quy chuẩn Kỹ thuật, Tiêu chuẩn Quốc gia trong lĩnh vực chuyên ngành; công bố áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, Tiêu chuẩn khu vực.

- Xây dựng hướng dẫn của Bộ về hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông phù hợp với Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, các văn bản pháp quy về tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin mới ban hành, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động tiêu chuẩn hóa chuyên ngành của Bộ thống nhất, có hiệu quả.

- Tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật, đặc biệt bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật còn thiếu trong các lĩnh vực: bưu chính, công nghệ thông tin, điện tử, phát thanh truyền hình, xuất bản.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, áp dụng tiêu chuẩn quốc gia và các tiêu chuẩn khác.

- Thực hiện việc minh bạch hóa các văn bản pháp quy kỹ thuật theo yêu cầu của Hiệp định TBT và Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

- Tăng cường phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Việt Nam trong việc xây dựng TCVN và nâng cao nghiệp vụ tiêu chuẩn hóa.

- Tăng cường tham gia vào các tổ chức tiêu chuẩn hóa khu vực và quốc tế, đặc biệt là diễn đàn tiêu chuẩn của APT và ITU-T, các diễn đàn tiêu chuẩn về CNTT, truyền thông khác…

- Ngày Tiêu chuẩn thế giới năm nay với chủ đề “Tiêu chuẩn giúp hoà nhập mọi người trên thế giới” nêu bật những đóng góp của tiêu chuẩn trong việc nâng cao khả năng hoà nhập thế giới, không chỉ cho người già, người khuyết tật mà cho tất cả mọi người bất kể lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ ở giai đoạn bất kỳ của cuộc sống, thông qua các sản phẩm, kiến trúc và dịch vụ được chế tạo, thiết kế và cung ứng hợp lý. Một bước đi trước đón đầu và hưởng ứng tư tưởng nhân văn đó, từ năm 2008, Bộ Thông tin và Truyền thông đã quan tâm và từng bước hoàn thiện việc xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam.

Cụ thể là Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 28/2009/TT-BTTTT ngày 14 tháng 9 năm 2009 quy định việc áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
Thông tư được áp dụng với các đối tượng là: doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, đại lý Internet; các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, đại lý, phân phối, bán lẻ hệ thống thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin, bao gồm cả phần cứng và phần mềm; Các cơ quan nhà nước, bao gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước để thiết kế và xây dựng trang thông tin điện tử; Hệ thống các đài truyền hình được cấp phép hoạt động tại Việt Nam; Các tổ chức cung cấp dịch vụ công, dịch vụ hành chính công.

Ban hành kèm theo Thông tư này là "Danh mục tiêu chuẩn hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT và TT)"; Các tiêu chuẩn hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng CNTT và TT được quy định áp dụng theo hai hình thức: bắt buộc áp dụng và khuyến nghị áp dụng.

Trên cơ sở Danh mục tiêu chuẩn hỗ trợ người khuyết tật Bộ Thông tin và Truyền thông đang  từng bước nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia tương ứng trong danh mục để từng bước cụ thể hoá áp dụng phù hợp và thuận tiện tại  Việt Nam nhằm góp phần nâng cao điều kiện sống và làm việc cho người khuyết tật. Hiện tại, website Bộ Thông tin và Truyền thông là website đầu tiên tại Việt Nam tuân theo tiêu chuẩn hỗ trợ người khuyết tật đã ứng dụng công nghệ tự động đọc bài viết, phóng to nội dung bài viết... hỗ trợ người khuyết tật.

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0