Đối tác số 1 của Nhật Bản
|
DN Việt Nam và Nhật Bản trao đổi cởi mở bên lề hội thảo diễn ra ngày 27/9/2010. Sau hội thảo, ngày 28/9/2010, đoàn doanh nghiệp Nhật Bản sẽ đi thăm quan nơi làm việc của một số công ty Việt Nam và Công ty Nhật hoạt động tại TP.HCM...
|
Ngày CNTT Việt Nam – Nhật Bản là hoạt động thường niên và là chương trình quan trọng, kết nối và thúc đẩy hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản. Đây là lần thứ 4 sự kiện diễn ra, do Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam (VINASA) phối hợp với Hiệp hội CNTT Nhật Bản (JISA) tổ chức đã thu hút trên 80 doanh nghiệp phần mềm 2 nước, trong đó có trên 20 Nhật Bản gồm các DN phần mềm của Nhật tại Việt Nam và 10 doanh nghiệp đến từ Nhật Bản như: Toshiba, Itochu, Ingotec…
Mục đích của sự kiện là nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác về CNTT–TT giữa doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản; và là ngày hội để các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản gặp gỡ trao đổi, hiểu thêm về nền văn hóa, con người, văn hóa làm việc để tìm được cơ hội hợp tác,…; Kết nối các mối quan tâm khác nhau của các doanh nghiệp: đặc biệt là cầu nối Việt – Nhật về nhân lực, chính sách, công nghệ, kinh doanh, văn hóa…
Nội dung của hội thảo đã tập trung vào trao đổi, đánh giá tình hình ngành công nghiệp phần mềm và CNTT 2 nước sau khủng hoảng toàn cầu, tìm ra hướng, cơ hội cho hợp tác phát triển của doanh nghiệp 2 nước.
Ông Sugiyama, Phó chủ tịch JISA, Trưởng đoàn doanh nghiệp Nhật Bản đã giới thiệu tình hình ngành phần mềm Nhật Bản và đi sâu giới thiệu nhu cầu hợp tác với Việt Nam đang tăng rất mạnh sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Ông Sugiyama cho biết, theo khảo sát của JISA Việt Nam hiện là đối tác nước ngoài được ưa chuộng số 1 đối với các doanh nghiệp Nhật. Đây là cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Cũng theo số liệu của Nhật Bản, Việt Nam sau 5 năm từ vị trí vô danh hiện đã vươn lên là nước đứng thứ 3 trong gia công, xuất khẩu phần mềm cho Nhật Bản, chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Mối lo lắng về nhân lực và nỗ lực
|
Ông Phạm Tấn Công cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản đang muốn hợp tác kinh doanh với nhau...do các nhiều nét tương đồng về văn hóa, kinh tế, xã hội... |
Ông Phạm Tấn Công, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Vinasa cho biết, Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực CNTT đang ngày càng phát triển. Với sự hỗ trợ của Chính phủ 2 nước, các hiệp hội và doanh nghiệp, hiện nay Việt Nam đang được coi là đối tác mong muốn hợp tác số một của các công ty Nhật. Các doanh nghiệp CNTT Việt Nam – Nhật Bản đã, đang và mong muốn hợp tác kinh doanh với nhau; Các doanh nghiệp khác mong muốn tìm hiểu thông tin về hợp tác giữa hai nước Việt – Nhật; Các trường đại học CNTT, Các tổ chức, cơ quan chính phủ, Bộ ngành liên quan…cũng muốn hợp tác với Nhật Bản nhìn chung trên mọi phương diện.
Tại hội thảo đại diện Bộ TTTT đã đưa ra bức tranh toàn cảnh CNTT Việt Nam, với những khó khăn, thuận lợi khi hợp tác với nhau. Theo ông Công, toát lên tại hội thảo là mối quan tâm và lo lắng chung của 2 doanh nghiệp 2 nước về nhân lực và nỗ lực của Việt Nam trong giải quyết vấn đề này. Thị trường Nhật Bàn có quy mô khoảng 130 tỷ USD và đang thiếu hụt nhân lực trần trọng. Việt Nam đã bước đầu tạo dựng được thương hiệu tại Nhật, các doanh nghiệp Nhật Bản muốn dựa vào Việt Nam để giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực trong nước. Tuy nhiên, khi Nhật Bản đặt các dự án lớn với đối tác Việt Nam thì cũng vấp phải vấn đề thiếu hụt nhân lực và quy mô các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn còn quá nhò bé. Vấn dề này ở tầm quốc gia, nên các doanh nghiệp 2 nước đều mong muốn Chính phủ Việt Nam sẽ sớm có các chính sách, giải pháp để khơi thông tiềm năng nhân lực CNTT Việt Nam.
Ký kết triển khai hệ thống xếp bậc nhân lực CNTT
|
Đại diện Vinasa và IPA ký kết hợp tác triển khai hệ thống xếp bậc nhân lực CNTT... |
"Nhằm cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản, tại Ngày CNTT Việt Nam – Nhật Bản, VINASA và Cơ quan phát triển CNTT Nhật Bản (IPA) đã ký kết triển khai hệ thống xếp bậc nhân lực CNTT Vinasa. Đây là hệ thống đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn của nhân lực trong ngành phần mềm và CNTT được xây dựng dựa theo chuẩn Nhật Bản, khi áp dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp 2 nước trong trao đổi nhân lực và triển khai các dự án chung về phát triển phần mềm. hệ thống đã được VINASA đầu tư phát triển trong 3 năm qua với sự hỗ trợ trực tiếp của các chuyên gia Nhật Bản và sẽ tạo ra tiếng nói chung của doanh nghiệp 2 nước trong đánh giá nhân lực", ông Công nói.
Ông Công cho biết, theo thỏa thuận này trong năm 2011 IPA sẽ hỗ trợ VINASA thí điểm triển khai trong các doanh nghiệp phần mềm chọn lựa của Việt Nam, đồng thời IPA sẽ giới thiệu hệ thống với các doanh nghiệp Nhật Bản có nhu cầu hợp tác với Việt Nam…
Theo www.pcworld.com.vn