Chủ nhật, 21/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 01/09/2010
Khu CNTT tập trung: không khéo sẽ lãng phí ngân sách

Việc xây dựng khu CNTT tập trung có thể sẽ tạo hiệu quả kinh tế nhưng nếu thực hiện không khéo sẽ nhanh chóng trở thành gánh nặng gây lãng phí ngân sách Nhà nước.

Đó là cảnh báo của ông Chu Tiến Dũng, Giám đốc công ty phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (CVPMQT) đối với các địa phương đang có ý định xây dựng khu CNTT tập trung.

Công viên PMQT từng bị trả giá đắt

Theo ông Chu Tiến Dũng, khi triển khai xây dựng Công viên Phần mềm Quang Trung vào thời điểm năm 2000 thì địa điểm được lựa chọn là khu Hội chợ triển lãm Quốc tế Quang Trung nằm tại Quận 12, TP.HCM. Với quyết định này, phương án có ưu điểm là không phải tốn chi phí và thời gian cho việc giải phóng mặt bằng lại chưa được thuận tiện như không có dịch vụ, không có hạ tầng, giao thông đi lại vào thời điểm năm 2000 khó khăn… Vì lẽ đó, trong những năm đầu phát triển CVPMQT đã phải trả giá đắt là bị mất đi sự hấp dẫn, khiến nhiều tập đoàn, công ty nổi tiếng quốc tế sau khi tìm hiểu đã từ chối đầu tư.

Chính vì vậy, trong chương trình kế hoạch triển khai CVPMQT, TP. HCM đã phải gấp rút tập trung lớn cho việc khắc phục các điểm yếu. Ngay trong 3 năm đầu tiên, thành phố đã đổ vào đây khoảng 150 tỷ đồng cho việc xây dựng hạ tầng theo hướng hiện đại, tính cạnh tranh cao. Đặc biệt, đó còn là hệ thống viễn thông tập trung (điểm nhấn quan trọng để thu hút đầu tư), xây dựng mới và mở rộng các tuyến đường, cầu kết nối đến CVPMQT.

Riêng với câu chuyện chính sách, thì bên cạnh ưu đãi của Chính phủ đối với doanh nghiệp phần mềm, CVPMQT còn được áp dụng chính sách ưu đãi của khu công nghệ cao, được thành phố ban hành chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư riêng biệt về giá đất, giá thuê văn phòng và giá dịch vụ Internet… Tất cả đều thấp hơn các khu vực khác. Ngoài ra nhà đầu tư còn được hỗ trợ làm thủ tục theo cơ chế “1 cửa”, được đối thoại với lãnh đạo thành phố định kỳ để tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc…

Từ những nỗ lực đó, sau gần 10 năm phát triển, từ nguồn vốn Nhà nước đầu tư ban đầu khoảng 250 tỷ đồng, đến nay CVPMQT đã thu hút được trên 6.000 tỷ đồng vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, ngày càng đạt được sự phát triển vững chắc. Công viên hiện thu hút 98 doanh nghiệp phần mềm, doanh nghiệp dịch vụ CNTT và nội dung số hoạt động với khoảng 4.700 kỹ sư làm việc và hơn 17.000 người đang theo các khoá đào tạo về CNTT, nằm trong danh sách hàng đầu được các tổ chức tư vấn quốc tế giới thiệu cho các nhà đầu tư CNTT khi đến Việt Nam.

Phải phù hợp với đặc thù địa phương

Đặt trong thực tế ngày càng nhiều địa phương quan tâm và có kế hoạch xây dựng các khu CNTT tập trung, đồng thời Chính phủ và Bộ TT&TT cũng đang có kế hoạch lập quy hoạch phát triển hệ thống các khu CNTT, trên cơ sở bài học “xương máu” rút ra từ thực tế phát triển CVPMQT, ông Chu Tiến Dũng đã nhấn mạnh đến hàng loạt vấn đề cấp thiết.

Trước tiên, đó là câu chuyện lựa chọn vị trí địa điểm với tính chất quyết định lớn đến sự thành công. Địa điểm cần phải dễ dàng tiếp cận các trung tâm văn hoá, giải trí, thương mại và phúc lợi, các trường đại học để dễ dàng thu hút nhân lực cao đến làm việc, đồng thời phải sẵn sàng các dịch vụ phục vụ cuộc sống và kinh doanh để giúp hoạt động của doanh nghiệp được thuận lợi.

Cùng đó, việc xây dựng các khu CNTT tập trung cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng trên cơ sở khoa học, có báo cáo nghiên cứu khả thi chi tiết cụ thể, sát thực tế của từng địa phương, có mục tiêu, chiến lược bước đi rõ ràng, xác định rõ vai trò tham gia của các bên. Tuỳ theo từng điều kiện các địa phương cần nghiên cứu thật kỹ và có những quyết định sáng suốt chọn lựa mô hình, quy mô, nội dung đối tượng hoạt động.

“Việc xây dựng khu CNTT tập trung có những nét chung của khu công nghiệp nhưng có những yếu tố rất đặc thù riêng của ngành nên cần quan tâm để tránh chuyển sang kinh doanh bất động sản”, ông Dũng nhận định, đồng thời cũng lưu ý đối với các thành phố lớn khu CNTT tập trung có thể xác định đối tượng mang tính chuyên ngành như CVPMQT chỉ tập trung vào phần mềm và dịch vụ CNTT, đào tạo nhân lực, không thu hút đầu tư phần cứng, nhưng đối với đa số các địa phương thì đối tượng tham gia cần mở rộng cho phù hợp như bao gồm cả phần cứng, phần mềm, dịch vụ, nội dung số, truyền thông đa phương tiện, đào tạo nhân lực, đặc biệt là chú trọng vào tính toán giải quyết các nhu cầu của chính địa phương và khu vực.

Bên cạnh đó, việc xây dựng các khu CNTT tập trung là một chương trình kế hoạch dài hạn, thu hút đầu tư đúng đối tượng không dễ dàng, hiệu quả trực tiếp đôi khi so sánh thấy thấp hơn các lĩnh vực khác... Chính vì vậy, cần phải có quyết tâm và kiên trì lâu dài từ chính quyền địa phương qua nhiều nhiệm kỳ, tạo những điều kiện thuận lợi về hạ tầng, đất đai, nhà xưởng, văn phòng, nguồn nhân lực cũng như những chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư của Chính phủ và địa phương vào các khu CNTT tập trung. Nhà nước phải đóng vai trò dẫn dắt quá trình phát triển, không nên khoán hay bỏ mặc cho nhà đầu tư để dễ dẫn tới chuyện đi chệch hướng, không thành công. “Tuy nhiên, không nên can thiệp sâu vào cấu trúc và quy trình quản lý cụ thể, mà việc này cần để các chủ đầu tư quyết định”, ông Dũng nhấn mạnh.

Sau gần 10 năm phát triển, từ nguồn vốn Nhà nước đầu tư ban đầu khoảng 250 tỷ đồng, đến nay CVPMQT đã thu hút được trên 6.000 tỷ đồng vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

Theo www.ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0