5N, đó là:
Nhận thức, đặc biệt là nhận thức và sự gương mẫu hành động của người đứng đầu và các cơ chế, chính sách phù hợp cho đột phá CNTT-TT.
Nhân lực, chú ý gây dựng cả lực lượng chuyên sâu, đội ngũ thạo tay nghề, cũng như sự hiểu biết và kỹ năng sử dụng của người dân.
Nối kết, tạo điều kiện và cơ chế để doanh nghiệp viễn thông thiết lập nhanh mạng lưới băng rộng, các trung tâm cơ sở dữ liệu và các giải pháp an ninh an toàn mạng. Đảm bảo thông tin thông suốt ở mọi nơi, mọi lúc với mọi phương tiện. Công nghiệp CNTT tận dụng cơ hội phát triển dựa trên cấu trúc băng rộng và bằng các nghiên cứu, sáng kiến, sáng tạo ra sản phẩm, thiết bị, giải pháp và dịch vụ cho chính mạng lưới này. Nối kết cả các doanh nghiệp CNTT trong tỉnh và khu vực, tạo thành sức mạnh của địa phương.
Nội dung, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, điều chỉnh bảo đảm ứng dụng và phát triển nhanh các nội dung ngày càng được chuẩn hóa bao gồm cả dịch vụ công và các dịch vụ kinh doanh, nội dung phù hợp thực tiễn và yêu cầu của tỉnh thành về giáo dục, y tế, nông nghiệp, việc làm, tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại…, góp phần đáng kể phát triển kinh tế địa phương, đảm bảo an sinh xã hội và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo. Phát triển nội dung số đã được coi là ngành công nghiệp dịch vụ và trở thành nguồn thu tương lai của các doanh nghiệp CNTT ở mọi cấp độ từ lớn đến nhỏ, đem lại lời ích ngày càng lớn cho người dân và doanh nghiệp (kể cả hiểu biết, tri thức và hiệu quả kinh tế).
Ngoại lực, cần tận dụng lợi thế của “đi sau” và phát huy thế mạnh của cơ hội “dân số vàng” để hưởng lợi hơn trong tiến trình hội nhập sâu rộng và toàn cầu hóa. Cần khai thác hợp lý và hiệu quả cả khâu đào tạo nhân lực, phát triển công nghiệp CNTT, thu hút đầu tư FDI, và chiêu dụ người tài, sáp nhập hoặc mua công ty CNTT nước ngoài tạo đột phá về thương hiệu quốc gia.
Hiện nay, số lượng các tỉnh thành phố trên cả nước đạt được 5N kể trên chỉ... đếm trên đầu ngón tay, GS.TSKH Đỗ Trung Tá khẳng định: Nếu 63 tỉnh thành đều mạnh về CNTT-TT, cùng với sự chỉ đạo chiến lược của Đảng, Nhà nước và một số yếu tố chiến lược khác, chắc chắn Việt Nam sẽ trở thành nước mạnh về CNTT-TT.
Nghệ An - Trung tâm CNTT-TT vùng Bắc Trung Bộ
Ông Phan Đình Trạc, Chủ tịch tỉnh Nghệ An cho biết: Nghệ An đã là trung tâm kinh tế, văn hóa , khoa học, chính trị xã hội của khu vực Bắc Trung Bộ. Một trong những mục tiêu của tỉnh về lĩnh vực CNTT-TT là xây dựng lộ trình để thu hút đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng, hình thành công nghiệp mũi nhọn, thu hút nguồn lực và nhân tài. Và Hội thảo Hợp tác Phát triển CNTT-TT lần này chính là cơ hội để Nghệ An học hỏi những kinh nghiệm hay để hiện thực hóa mục tiêu kể trên.
Để làm rõ hơn quyết tâm của Nghệ An trong việc phấn đấu trở thành trung tâm CNTT-TT vùng Bắc Trung Bộ, ông Hồ Đức Phớc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Mục tiêu đến năm 2015, 100% xã, phường sẽ có Interrnet băng rộng, 100% cơ quan Nhà nước có mạng LAN, Internet; Từng bước xây dựng hệ thống 1 cơ sở dữ liệu trọng điểm, 11 dịch vụ công cơ bản; Phát triển Công nghiệp CNTT thành ngành kinh tế quan trọng (doanh thu toàn ngành đạt 60.000 tỷ đồng). Nghệ An trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực CNTT cho tỉnh và khu vực của Bắc Trung Bộ. TP. Vinh trở thành Trung tâm CNTT-TT khu vực
Đến năm 2020, hạ tầng CNTT-TT phát triển đồng bộ, hiện đại, thỏa mãn các yêu cầu ứng dụng CNTT-TT của các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong khu vực. Nghệ An là đầu mối về cơ sở dữ liệu và cung cấp các dịch vụ Internet chất lượng cao của khu vực. Nguồn nhân lực CNTT-TT được đào tạo cho khu vực với chất lượng đạt chuẩn, có thể tham gia lao động hợp tác quốc tế. Công nghiệp CNTT-TT phát triển đóng góp 15 – 20% GDP của tỉnh. Nghệ An trở thành tỉnh thành mạnh về CNTT-TT so với khu vực và so với các địa phương trong cả nước, phấn đấu đưa Nghệ An trở thành Trung tâm CNTT-TT của khu vực Bắc Trung Bộ.
Theo www.taichinhdientu.vn