Thứ năm, 16/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 18/08/2010
Khi CNTT không còn nhiều hấp dẫn

Thực tế tuyển sinh tại một số trường đại học ở khu vực miền Trung (Huế, Đà Nẵng) đang cho thấy những số liệu đáng giật mình, khi các ngành đào tạo CNTT ở các trường này thường có điểm chuẩn đầu vào thuộc hàng thấp nhất, cá biệt có trường hợp hạ điểm tuyển sinh mà vẫn thiếu sinh viên. Chắc hẳn đây không phải là những trường hợp hiếm gặp trong mùa tuyển sinh năm nay.

Thực tế này cũng đã được phản ánh ngay từ những số liệu thống kê về số lượng hồ sơ đăng ký dự thi và tỷ lệ “chọi” của thí sinh ở những trường, những khoa đào tạo về CNTT trong kỳ tuyển sinh năm nay.

Rõ ràng, CNTT so với cách đây gần chục năm đã không còn là một ngành đào tạo thời thượng và hấp dẫn trong con mắt xã hội nữa. Nhưng thực tế này có phải là một nghịch lý không khi CNTT vẫn được nhìn nhận là một ngành kinh tế mũi nhọn, tri trức và đầy tiềm năng phát triển, nhu cầu về nguồn nhân lực CNTT vẫn được dự báo là rất lớn hiện tại cũng như trong thời gian tới, đặc biệt là với tham vọng tiến tới xuất khẩu nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao vào năm 2020 của Việt Nam?

Theo thống kê sơ bộ của Bộ TT&TT, hiện tại cả nước có khoảng 35.000 lao động làm việc trong các doanh nghiệp phần mềm; hơn 20.000 lao động làm việc tại các DN nội dung số và dịch vụ CNTT; gần 100.000 lao động trong các DN công nghiệp điện tử, phần cứng máy tính; gần 100.000 lao động trong các DN viễn thông và ước tính khoảng 90.000 nhân lực chuyên trách ứng dụng CNTT trong các tổ chức, DN thuộc ngành khác. Sự gia tăng đầu tư của các doanh nghiệp CNTT, điện tử và viễn thông lớn của nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua như Intel, Samsung, Renesas, Foxconn, Compal… cũng tạo ra nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực CNTT.

Còn theo số liệu của Bộ GD&ĐT, hiện cả nước có khoảng 235 cơ sở đào tạo có ngành nghề đào tạo liên quan đến CNTT. Đây không phải là một số cung lớn so với số cầu còn lớn hơn trên thực tế, tuy nhiên, việc mở trường, mở khoa đào tạo nhân lực CNTT có phần ồ ạt và chạy theo phong trào trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo, khi phần lớn các cơ sở đào tạo nêu trên chưa thể đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, giáo trình đào tạo, khả năng cập nhật công nghệ. Chất lượng đầu vào thấp, chất lượng đào tạo thấp thì thật khó mà có thể cho ra lò những “sản phẩm” đào tạo công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi thực tế phát triển của ngành CNTT hiện nay.

Sức hấp dẫn của ngành CNTT dưới con mắt của xã hội không chỉ là ở việc đào tạo theo phong trào với chất lượng thấp như đã nêu, mà trên thực tế, mức thu nhập của những người làm ngành CNTT đã không còn ở mức cạnh tranh cao và đủ hấp dẫn giới trẻ so với các ngành thời thượng và tương đối dễ kiếm tiền khác như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản… cũng nở rộ và hút người mạnh mẽ như trong thời gian vừa qua. Hơn nữa, học CNTT một cách nghiêm túc cũng không phải là dễ dàng để có được một tấm bằng đi xin việc, nó đòi hỏi ở những bạn trẻ theo học có một sự say mê, chuyên cần và bền chí, điều cũng không dễ đòi hỏi và có được ở một số ngành nghề khác.

Sức hấp dẫn giảm sút chắc chắn sẽ khiến ngành CNTT dần khó thu hút được những lực lượng trẻ, có tiềm năng và đam mê theo đuổi. Điều này ngược lại sẽ tác động không ít tới chất lượng nguồn nhân lực CNTT. Không có được nguồn nhân lực CNTT tinh hoa sẽ khiến ngành CNTT giảm sút tính cạnh tranh và hấp dẫn của mình. Điều này chắc chắn sẽ tác động tới doanh thu, lợi nhuận của ngành và thu nhập của những người làm CNTT trong tương lai. Đó quả thực lại là câu chuyện của “con gà và quả trứng”.

Để giải bài toán này, đã đến lúc các cơ quan quản lý CNTT và đào tạo cần nhanh chóng ngồi lại, cùng phối hợp với nhau để đưa ra được những lời giải hiệu quả, trước hết là việc đánh giá đúng nhu cầu và thực tế phát triển của ngành CNTT Việt Nam để dự báo chính xác nhu cầu đào tạo. Việc nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường quản lý lĩnh vực này cũng là việc nên làm ngay.

Theo www.ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0