Thứ ba, 23/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 13/08/2010
FPT muốn gia nhập làng di động Việt Nam

Không phải gia nhập thị trường Việt Nam với cái mác mạng di động ảo, giờ đây FPT đang muốn bước chân vào lĩnh vực này với danh nghĩa nhà cung cấp mạng di động băng rộng.

1.jpg.jpg
Ngoài kinh doanh ĐTDĐ, FPT còn muốn nhảy vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ di động. Ảnh: THANH HẢI

FPT Telecom muốn thử nghiệm 4G

Tháng 9/2009, Giấy phép bán lại dịch vụ thông tin di động cấp cho Đông Dương Telecom chưa ráo mực, FPT cũng đệ đơn lên Bộ TT&TT xin được cung cấp dịch vụ này. Mới đây, EVN Telecom đã xác nhận với Báo Bưu điện Việt Nam rằng FPT đang đàm phán với EVN Telecom để sử dụng hạ tầng của mạng này cung cấp dịch vụ di động. Tuy nhiên, EVN Telecom cũng xác nhận việc đàm phán này chưa có kết quả. Theo nhận định của giới chuyên môn, hiện EVN Telecom đang là mạng 3G sẵn sàng “mở” hạ tầng của mình cho các doanh nghiệp khác thực hiện cung cấp mạng di động ảo.

Trong khi đó, các doanh nghiệp khác muốn nhảy vào cung cấp mạng di động ảo sẽ rất khó đạt được thỏa thuận sử dụng hạ tầng của 3 đại gia di động là Viettel, MobiFone và VinaPhone. Tuy nhiên, việc FPT muốn nhảy vào lĩnh vực di động bằng cách gia nhập phe mạng ảo tựa như “lách mình qua khe cửa hẹp” cho dù doanh nghiệp này có đôi chút lợi thế trong kênh phân phối. Như vậy, “cửa” để FPT nhảy vào lĩnh vực di động chưa hẳn đã được mở ra đối với giấy phép mạng di động ảo nếu doanh nghiệp này đạt được thỏa thuận sử dụng hạ tầng của mạng di động khác.

Trong khi hướng tiến vào thị trường di động với giấy phép mạng di động ảo chưa “xuôi chèo mát mái” thì mới đây, Bộ TT&TT đã cho phép FPT được cung cấp thử nghiệm dịch vụ di động băng rộng. Bà Chu Thanh Hà, Tổng giám đốc FPT Telecom cho biết, doanh nghiệp này muốn được thử nghiệm mạng di động băng rộng với hai công nghệ 4G là LTE và WiMAX. Thời gian cấp phép thử nghiệm sẽ tiến hành trong vòng khoảng 1 năm.

Động thái này cho thấy FPT Telecom muốn tiến sâu hơn nữa với dịch vụ vốn được xem là đem lại nhiều lợi nhuận trong lĩnh vực viễn thông là thông tin di động. Cho đến thời điểm này, băng tần 2G và 3G đã được Bộ TT&TT cấp phép hết cho các mạng di động. Vì vậy, FPT Telecom sẽ chỉ nhảy vào thị trường này với băng tần 4G. Thế nhưng, tham vọng của FPT Telecom ra nhập thị trường di động băng rộng với hai công nghệ là LTE và WiMAX vẫn làm cho giới chuyên môn đặt nhiều câu hỏi. Trước đó, năm 2009 FPT Telecom thử thành công WiMAX di động ở tần số 2,3 GHz tại chính trụ sở công ty này.

Theo FPT Telecom, dự án thử nghiệm này được triển khai theo chuẩn công nghệ IEEE802.16e. Hàng loạt ứng dụng kết nối băng rộng không dây đã được thử nghiệm thành công cho người sử dụng đang di chuyển một cách ổn định trên các phương tiện trong khu vực nội thành Hà Nội như: truy cập Internet tốc độ cao, xem video, truyền dữ liệu, đàm thoại qua Internet… mà không cần triển khai bất kỳ một đường cáp nào. FPT Telecom cho biết việc thử nghiệm WiMAX di động này đã được sự hỗ trợ công nghệ của hãng NEC và Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản).    

Trên thực tế, hiện nay cùng với FPT Telecom còn có gần chục doanh nghiệp khác cũng đã tiến hành thử nghiệm WiMAX ở Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp tiến hành thử nghiệm khẳng định đây là công nghệ tốt để triển khai cung cấp dịch vụ Internet băng rộng ở Việt Nam, nhưng công nghệ này đang gặp phải trở ngại để thương mại hóa là giá thiết bị. Trên thế giới đã có nhiều doanh nghiệp bắt đầu thương mại hóa công nghệ này và cũng có nhiều doanh nghiệp tuyên bố từ bỏ công nghệ này. Như vậy, không rõ FPT Telecom muốn tiếp tục thử nghiệm WiMAX nhằm mục đích gì?

Hứa hẹn là đối thủ nặng ký

Giới phân tích cho rằng, FPT đang có những lợi thế nhất định trong việc kinh doanh các dịch vụ viễn thông. Thứ nhất, FPT là công ty cổ phần nên bộ máy linh hoạt và không phải gánh những “nợ nần quá khứ” như những doanh nghiệp viễn thông 100% vốn nhà nước. Thứ hai, FPT có phong cách làm việc được xếp vào hàng chuyên nghiệp và hiệu quả, thậm chí còn chuyên nghiệp và hiệu quả hơn nhiều so với “đại gia” viễn thông là VNPT và Viettel.

Nếu như đối với dịch vụ ADSL cả VNPT và Viettel chưa bao giờ công bố số tiền đầu tư và lợi nhuận mà nó đem lại cho các “đại gia” này bởi đây luôn là vấn đề “nhạy cảm”, thì FPT Telecom lại công bố con số lợi nhuận vẫn ở mức tốt. Trong khi đó cả VNPT và Viettel lại đem hình ảnh Internet băng rộng mang tính phục vụ xã hội nhiều hơn là mục đích kinh doanh. Bà Chu Thanh Hà cho biết, FPT Telecom không có thế mạnh về hạ tầng, chất lượng dịch vụ nhưng việc bán hàng và hiệu suất đầu tư của doanh nghiệp này vẫn đạt hiệu quả tốt cho dù phải cạnh tranh rất mạnh với VNPT và Viettel. Nói một cách khác là nếu tính hiệu quả kinh doanh đối với lĩnh vực Internet, cả VNPT và Viettel đều thua xa FPT Telecom.

Suốt trong thời kỳ kinh doanh dịch vụ Internet, FPT Telecom được xem là “nhân vật lắm chiêu”, thậm chí cả “xé rào” để cạnh tranh. FPT Telecom gần như đã đi từ con số không vươn lên sánh ngang ngửa với các đại gia viễn thông kinh doanh Internet băng rộng cho dù họ kém lợi thế hơn rất nhiều. Nếu FPT Telecom nhảy vào lĩnh vực di động, chắc chắn doanh nghiệp này sẽ khuấy đảo thị trường với nhiều “chiêu” mới. Với những gì mà FPT Telecom đã thể hiện ở thị trường Việt Nam, giới phân tích cho rằng nếu doanh nghiệp này nhảy được vào lĩnh vực di động sẽ hứa hẹn là đối thủ cạnh tranh đáng gờm có thể sẽ làm “đau đầu” các đại gia di động Việt Nam.

Thế nhưng, câu chuyện FPT có nhảy được vào thị trường di động Việt Nam hay không vẫn là bỏ ngỏ. Bởi theo Luật Viễn thông, doanh nghiệp này có thể xin phép được thử nghiệm dịch vụ và công nghệ, nhưng để có được tấm giấy phép 4G, chắc chắn FPT Telecom sẽ phải tham gia cuộc đua “sinh tử” là đấu giá tần số. Trong khi đó, ở những cuộc đua kiểu như thế này thì với tiềm lực của mình, VNPT, Viettel luôn được đánh giá là “cửa trên”.

Theo www.ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0