Thứ tư, 24/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 13/08/2010
“Chiến dịch” 75 ngày đêm làm goonline.vn

Một tháng sau khi được Bộ TT&TT giao nhiệm vụ, phiên bản thử nghiệm Mạng Việt Nam (goonline.vn) đã chính thức xuất hiện trên mạng toàn cầu vào ngày sinh nhật Bác Hồ, ngày 19/5.

1.jpg.jpg
Trong 75 ngày đêm, 316 cán bộ công nhân viên sử dụng 350 máy chủ đã nhập khoảng 125 tera byte dữ liệu với hơn 2.000.000 bài hát có bản quyền, 1.000.000 video clip; 20.000.000 hình ảnh; 30.000 phút bài giảng số, tạo nên một sản phẩm công nghệ có khả năng tương tác đa phương tiện gồm cả Internet, điện thoại, di động và truyền hình, đáp ứng cho 30 triệu người dùng và khoảng 300.000 người cùng lúc truy cập. Đó là những con số đầy ấn tượng của trang Mạng xã hội Việt Nam goonline.vn được “khai sinh” ngày 19/5/2010. Một dấu ấn đáng ghi nhận của Công ty đầu tư và phát triển CNTT - (trực thuộc TCT Truyền thông đa phương tiện VTC) – VTC Intercom trong năm 2010.
Hiện thực hoá một kỳ vọng quốc gia
Nằm trong mục tiêu tổng thể của Chiến lược phát triển quốc gia về CNTT-TT giai đoạn 2010 – 2020, cùng với việc đáp ứng mọi nhu cầu thông tin thuần Việt về giáo dục, giải trí, giao tiếp, thông tin chính trị, kinh tế, xã hội... Mạng xã hội Việt Nam đặt mục tiêu trở thành mạng xã hội lớn nhất, có số người dùng nhiều nhất, khai báo thông tin chính xác nhất. Đặc biệt là mục tiêu trở thành kênh thông tin phi chính thống hoạt động một cách tích cực và hữu hiệu trong việc định hướng dư luận, cung cấp thông tin chính thống cho người dùng, ngăn chặn một cách có hiệu quả các luồng thông tin thù địch, chống phá, xuyên tạc, phi văn hoá thâm nhập từ bên ngoài, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ thông tin và truyền thông theo định hướng của Đảng và Chính phủ.
Ngay sau khi có ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và chính thức được Bộ giao nhiệm vụ từ 19/4/2010, VTC đã khẩn trương chuẩn bị nhân sự cho bộ máy quản lý điều hành dự án, huy động và tuyển dụng nhân sự cả trong và ngoài nước cho việc xây dựng và cung cấp nội dung cho Mạng xã hội Việt Nam. Sau đúng 1 tháng, ngày 19/5, phiên bản thử nghiệm đã được đưa ra với tên miền goonline.vn và đến ngày 14/7 bắt đầu cho người dùng đăng ký tự do.
Đến nay, goonline.vn đã có hơn 3.000.000 người dùng đăng ký, số lượng người dùng truy cập mạng trong ngày đã vượt qua 300.000 lượt, số lượng người dùng trên mạng trung bình tại 1 thời điểm 15.000 người, Diễn đàn Việt Nam của mạng Việt Nam Go.vn cũng đã có 4.479.490 bài viết trong 251.207 chủ đề do người dùng đưa lên. Trang goonline.vn thử nghiệm đã được xếp trong top 150 tại Việt Nam trong bảng xếp hạng có uy tín Alexa.com.
“Chúng tôi gọi thời gian ngắn kỷ lục 75 ngày đêm đó là một “chiến dịch” bởi nó được phát động và thực hiện bằng sự quyết tâm cao độ của 316 cán bộ công nhân viên đã cho ra đời một Phiên bản với đầy đủ các tính năng cơ bản của một Mạng xã hội, nhận được sự ngạc nhiên, thán phục của đồng nghiệp và cộng đồng”, ông Phan Anh Tuấn, Phó giám đốc VTC Online, giám đốc Dự án go.vn cho biết.
Nhen nhóm kỳ vọng tương lai
Mặc dù chỉ đang hoạt động thử nghiệm, chưa tiến hành các hoạt động quảng bá rầm rộ cũng như các biện pháp truyền thông chính thức, nhưng Mạng Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dùng và cộng đồng, các hoạt động diễn ra rất sôi động. Điều này chứng tỏ nếu tiếp tục được đầu tư đúng hướng, khi ra mắt chính thức, khi tất cả các phân hệ đi vào hoạt động như kế hoạch, số người dùng của Mạng Việt Nam sẽ tăng vọt và sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu về số người dùng Việt Nam.
Cũng trong thời gian hoạt động thử nghiệm, Mạng Việt Nam đã kịp thời kiểm duyệt các thông tin vi phạm về văn hoá, chính trị... nhờ vào phân hệ kiểm duyệt nội dung thông minh có tính tự động hoá cao, tạo ra một môi trường thông tin trong sạch và có kiểm soát. Cộng với khối lượng nội dung khổng lồ mà bộ phận nội dung đã cung cấp, đặc biệt là trong mảng giáo dục, có thể nói Phiên bản thử nghiệm đã là một kho thông tin đa dạng phong phú. Điều này cho thấy Mạng Việt Nam phần nào đã tiến gần với mục tiêu đề ra trong việc định hướng thông tin tiếp cận đến người dùng.
Với mục tiêu mạng xã hội thuần Việt đầu tiên do Chính phủ bảo trợ cần phải vừa có tính hiện đại vừa mang đậm đà bản sắc văn hoá Việt, phiên bản thử nghiệm đã thể hiện khá rõ mục tiêu này thông qua các nội dung truyền tải và công nghệ sử dụng. Phiên bản này đã có thể tương tác với người dùng trên đồng thời cả ba nền tảng là Internet, Viễn thông và Truyền hình.
Có thể nói, từ những điều mà Phiên bản thử nghiệm Mạng Việt Nam đạt được trong thực tế, Mạng Việt Nam có nhiều khả năng sẽ trở thành một mạng xã hội có quy mô, đáp ứng phần lớn nhu cầu thông tin của người dùng trực tuyến, có sức ảnh hưởng và khả năng định hướng to lớn với cộng đồng mạng tại Việt Nam, là đầu tầu trong công cuộc khẳng định chủ quyền mạng Việt Nam trên bản đồ mạng thế giới.
Dự kiến bản chính thức Mạng xã hội Việt Nam sẽ được ra mắt ngay trong năm 2010 và hoàn thành toàn bộ đề án vào năm 2015 với tổng kinh phí đầu tư thực hiện dự án là 1.036 tỷ đồng, huy động khoảng 1000 nhân lực tham gia, phấn đấu đạt mục tiêu trở thành Mạng thông tin số 1 Việt Nam, chiếm 40-50% lưu lượng truy cập xã hội mạng vào năm 2015, có khả năng phục vụ đồng thời hơn 4 triệu người sử dụng.
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0