Chủ nhật, 19/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 09/08/2010
Bộ trưởng TT-TT: 5 “vòng kim cô” để quản game online

Trao đổi riêng với VietNamNet, Bộ trưởng Bộ TT-TT Lê Doãn Hợp khẳng định: “Thế giới họ quản lý được game online thì mình làm được, thậm chí phải tự tin là mình làm tốt hơn họ”.

Bộ trưởng Lê Doãn Hợp cũng cho biết, ngay trong tháng 8, Bộ sẽ áp dụng 5 nhóm giải pháp đồng bộ với 15 giải pháp cụ thể để hạn chế triệt để những mặt trái của game online.

Nóng vội là sai lầm

Trao đổi về quan điểm quản lý đối với lĩnh vực trò chơi trực tuyến, Bộ trưởng Lê Doãn Hợp nêu rõ: Mục tiêu quan trọng là phải chuyển đổi được nhận thức của cả xã hội, gia đình, doanh nghiệp và cơ quan quản lý về game online để nhận thức được đúng đắn mặt tốt - xấu của loại hình giải trí này.

Phải phân tích được mặt lợi - hại. Mặt nào có lợi là chúng ta phải phát huy tối đa, nhược điểm thì phải khắc phục triệt để. Đó là việc của quản lý!” - Bộ trưởng Hợp nói.

Theo Bộ trưởng, thế giới nhiều quốc gia đã thành công trong việc quản lý trò chơi trực tuyến thì Việt Nam cũng sẽ làm được. “Việt Nam đã hội nhập, đã là thành viên của thế giới, họ có gì, mình phải có đó. Họ quản lý được game online thì mình cũng làm được, thậm chí phải tự tin là mình làm tốt hơn họ”.

Bộ trưởng Lê Doãn Hợp cũng phê phán các quan điểm quản lý thiếu bình tĩnh trong lĩnh vực này. “Không chỉ với game online, bất cứ lĩnh vực nào cũng đòi hỏi sự bình tĩnh trong quản lý. Nóng vội thường đi với sai lầm. Không phải cái gì cứ cấm là xong như karaoke, chúng ta cần có phương pháp quản lý sáng tạo, đúng luật và đúng xu thế thời đại” - Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Lê Doãn Hợp

5 “vòng kim cô” để quản game online


Trong 5 nhóm giải pháp nêu ra để quản lý game online, Bộ trưởng Bộ TTTT đã ra quyết định yêu cầu cơ quan cấp phép của Bộ và các doanh nghiệp phải thực hiện ngay nhóm giải pháp tình thế là: Tạm dừng cấp phép trò chơi điện tử game online để rà soát lại cơ chế, chính sách, rà soát lại thực tiễn, tổng kết, rút kinh nghiệm để làm tốt hơn, sau đó xây dựng chủ trương mới.

Cắt đường truyền đến các đại lý Internet từ 23h đêm đến 6h sáng. Các đối tượng khác như cơ quan, doanh nghiệp, gia đình... không thuộc diện này.

Thực ra đây không phải là giải pháp mới, bản chất là thực thi quy định đã có trong Nghị định 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Nghị định 97 đã giao các địa phương quy định giờ đóng cửa các đại lý Internet (thông thường là sau 23h đến 6h) nhưng các đại lý không thực hiện.

Cấm quảng cáo game bạo lực đầu rơi, máu chảy; game kích dâm; game cờ bạc và game xuyên tạc lịch sử.

Đồng thời với  các giải pháp tình thế, Bộ sẽ triển khai ba giải pháp cần thiết: Thay thế Thông tư số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA ngày 1/6/2006 về việc Quản lý trò chơi trực tuyến bằng 1 quyết định pháp lý cao hơn của Chính phủ. Bộ đã hoàn thiện, trình Chính phủ và đề nghị Chính phủ ban hành trong tháng 8.

Họp các doanh nghiệp game online để kiểm tra, chỉ đạo sản xuất các sản phẩm game lành mạnh - game về lịch sử truyền thống văn  hóa như Tấm Cám, Cuội và Trăng; Thánh Gióng, Sơn Tinh - Thủy Tinh, những nhân vật lịch sử gắn với 1000 năm Thăng Long...

Nâng nhận thức để hành động đúng, chuyển nhận thức toàn xã hội là một giải pháp được Bộ trưởng nhấn mạnh trong nhóm giải pháp này.

Theo phân tích của Bộ trưởng Lê Doãn Hợp, mọi vấn đề đều có tính hai mặt. Game online cũng vậy. Game online có 4 cái lợi: là trò chơi giải trí tiêu khiển bằng trí tuệ và công nghệ; giúp kích thích phát triển trí não trẻ thơ; mở rộng tầm nhìn cho trẻ (nếu nội dung tốt); giúp giữ trẻ trong nhà nhằm làm giảm tai nạn đường phố khác như giao thông, chết đuối, đánh nhau...

Tuy nhiên, 3 cái "hại" của game online chúng ta cũng phải nhận thức đầy đủ để kiên quyết khắc phục bằng cách quản đối tượng chơi, quản giờ chơi và nội dung chơi. Vì game online dễ gây "nghiện" với trẻ thơ và khi nghiện thì không làm chủ được thời gian, ảnh hưởng đến công việc, đến học tập, đến sức khỏe... Hai là phải trả tiền để chơi, trẻ không có tiền dễ sinh ra trộm cắp, móc túi. Nếu nội dung chơi không tốt sẽ ảnh hưởng đến nhân cách của người chơi.

Sẽ rút phép kinh doanh game theo cơ chế 2 thẻ vàng = 1 thẻ đỏ

Bộ trưởng cho biết Bộ TT-TT sẽ triển khai nhóm giải pháp cơ bản để hoàn thiện khung pháp lý, đó là: hình thành Luật an toàn thông tin trên mạng trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của các nước trên thế giới để học hỏi kỹ thuật quản lý vì GO là một vấn đề xã hội mới và chưa có luật

Lập cơ quan chuyên trách để lo an toàn thông tin trên mạng bằng việc thành lập Cục an toàn thông tin để  đủ cơ sở pháp lý "lo" vấn đề an ninh trên mạng.

Tích cực hợp tác với các tổ chức an ninh mạng thế giới trong đó có việc tham gia Impact - tổ chức an ninh mạng thế giới, nếu gia nhập tổ  chức này, Việt Nam sẽ là thành viên thứ 42. Các nước trong tổ chức này có thiết bị bảo vệ trẻ thơ (bộ lọc). Việt Nam tìm hiểu để có thể áp dụng ngay từ năm 2011.

Ngoài ra, nhóm giải pháp ba trọng điểm thanh kiểm tra sẽ được Bộ triển khai quyết liệt. Bộ trưởng cho biết: Trong điểm thứ nhất là thanh kiểm tra việc triển khai các giấy phép TCTT đã được cấp.

Nếu doanh nghiệp triển khai tốt thì duy trì, nếu không tốt thì rút giấy phép theo cơ chế 2 thẻ vàng 1 thẻ đỏ” - ông nói.

Thanh tra các cơ sở sản xuất game online, nếu sản xuất những sản phẩm có tính bạo lực, kích dâm là thu hồi thậm chí rút giấy phép hoạt động.

Với giải pháp kiểm tra đại lý, Bộ sẽ chỉ đạo Sở TT-TT địa phương đồng loạt thực hiện, xử lý mạnh tay những đại lý có dấu hiệu hoạt động không tốt.

Gia đình không thể đứng ngoài cuộc

Một trong những nhóm giải pháp Bộ trưởng Lê Doãn Hợp nêu ra có đề cập đến ba trách nhiệm phối hợp hành động đó là trách nhiệm của các Bộ ngành, chính quyền địa phương và gia đình - đoàn thể. Trong đó, Bộ trưởng khẳng định: gia đình không thể đứng ngoài cuộc trong việc giáo dục và quản lý trẻ em.

5 Bộ ngành sẽ phải vào cuộc, trong đó, Bộ TT-TT chịu trách nhiệm 4 việc: thể chế đủ để hành động; công nghệ và kỹ thuật để ngăn chặn; chỉ đạo sản xuất game online; chỉ đạo các Sở cùng UBND các cấp tăng cường thanh kiểm tra.

Bộ Công an chịu trách nhiệm ngăn chặn đường truyền từ máy chủ đặt tại nước ngoài không lành mạnh vào Việt Nam vì Bộ Công an có công cụ kỹ thuật để làm việc này.

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch kiểm tra băng đĩa trôi nổi trên thị trường.

Bộ Công Thương ngăn chặn các băng đĩa có nội dung xấu nhập lậu từ bên ngoài vào Việt Nam.

Bộ GD-ĐT quản lý toàn bộ đường truyền vào trường học và máy tính trong KTX.

Trách nhiệm phối hợp thứ 2 là chính quyền 3 cấp: tỉnh, huyện xã phải tăng cường kiểm tra đại lý. Đại lý nào tốt cho hoạt động, đại lý nào không tốt cảnh cáo, cần thiết rút giấy phép; các đại lý gần trường học dưới 200m theo quy định trong Nghị định 97 phải rút giấy phép.

Trách nhiệm thứ 3 là gia đình và các đoàn thể phải giáo dục con em, phải lên lịch và quản lý theo lịch, nếu trẻ em thực hiện không đúng phải xử phạt.

Theo www.vnr500.vietnamnet.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0