Cập nhật: 05/08/2010 |
Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu ví mình như viên gạch |
|
Tại trường hè về xử lý tín hiệu số tổ chức ở Đà Nẵng, GS Nguyễn Văn Hiệu nói, với ngành khoa học này, ông như người đặt viên gạch và hy vọng những lứa học sinh sau này sẽ tiếp nối và phát triển mạnh ở Việt Nam.
|
|
|
Hơn 90 sinh viên từ năm thứ 3, học viên sau đại học, giảng viên và các nhà nghiên cứu trẻ trong các lĩnh vực điện tử, khoa học máy tính, toán học, vật lý đã tham gia khóa học hè về "xử lý tín hiệu số" tổ chức ở ĐH Bách khoa Đà Nẵng từ ngày 26/7 đến 7/8. |
|
GS Nguyễn Văn Hiệu, người góp phần thành lập Trường ĐH Công nghệ (thuộc ĐHQG Hà Nội) rất mê bộ môn "xử lý tín hiệu số". Ông nói, bộ môn này đã được khởi dựng ở trường Công nghệ và bây giờ đã đào tạo được một số hạt nhân cơ bản. "Tôi chỉ là viên gạch khởi dựng", ông nói với các học viên dự khóa học. GS Hiệu đã tham dự cả 3 khóa trường hè của bộ môn này, từ năm 2006. |
|
Đang học cao học ở Hàn Quốc, bạn gái này cũng tranh thủ thời gian về dự |
|
|
PGS.TS Đỗ Ngọc Minh - Giảng viên ĐH Illinois (Mỹ) là nhà khoa học danh về lĩnh vực điện tử viễn thông nói chung và xử lý tín hiệu - hình ảnh nói riêng. Anh đã giảng liên tục 3 khóa của trường hè. Khi sang Mỹ học rồi dạy, anh đã đúc kết lại rằng thay bằng việc nhồi vào đầu rất nhiều kiến thức, thì nên kết hợp, xen kẽ giữa học và làm. Qua quá trình làm sẽ kích thich ý muốn tìm hiểu, nâng cao, buộc bạn phải học, đào sâu thêm. Dù có hỗ trợ slide, anh vẫn thích lên lớp với bảng. Theo anh, đó là cách trao truyền và giao tiếp tốt với học viên. |
|
Tham gia giảng dạy có nhiều giảng viên đến từ các ĐH Mỹ như University of California, San-Diego, The Johns-Hopkins University, University of Illinois at Urbana-Champaign. Trong ảnh: GS Douglas L. Jones lên lớp với học viên. |
|
Buổi học đầu tiên, các học viên được khuyến khích thảo luận. Để theo học khóa này, học viên cần một vài kiến thức căn bản về tín hiệu số. Ngôn ngữ chính sử dụng ở lớp là Tiếng Anh |
|
Rất nhiều nhóm xung phong trình bày kết quả thảo luận. Theo học trường hè có nhiều sinh viên ĐH Đà Nẵng đang học theo chương trình tiên tiến. |
|
Buổi học thứ 2, giảng viên đề nghị được học trong phòng học có diện tích bé hơn buổi đầu tiên, mục đích là tập trung không gian để tăng cường sự giao tiếp giữa thầy và trò |
|
Kết thúc khóa học, ban tổ chức sẽ công bố cuộc thi thiết kế dành cho các sinh viên Việt Nam. Sau 3 lần tổ chức (2 năm một lần), ban tổ chức hy vọng đưa lớp học thành hoạt động thường xuyên hàng năm.
Tham gia liên tục vào các khóa học, từ năm 2006 ở ĐH Công nghệ Hà Nội, năm 2008 ở ĐH Bách khoa TP.HCM, PGS Đỗ Ngọc Minh cho hay, trường hè lần này có thêm tín hiệu mới là sự tham gia của các doanh nghiệp, viện nghiên cứu về công nghệ thông tin.
Ngoài ra, anh cho rằng, giáo dục ĐH ở VN cần chuyển đổi mục tiêu học chỉ để biết (bằng việc tập chung tranh bị kiến thức cho sinh viên trên lớp học) sang thành học để biết và làm. Để đạt được điều đó thì chương trình học phải tăng thêm nhiều các bài tập, bài thí nghiệm, dự án đế sinh viên thường xuyên phải tự làm, tìm tòi, và sau đó được kiểm chứng chặt chẻ bởi các trợ giảng. Có thể mạnh dạn mời những người đang làm trong công nghiệp làm giáo sư thỉnh giảng.
|
Theo www.vietnamnet.vn |