Thứ sáu, 10/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 04/08/2010
Điện thoại Android tăng gần 900%

Công ty nghiên cứu Canalys hôm nay thông báo có sự gia tăng đột biến lượng điện thoại thông minh (smarphone) chạy hệ điều hành Android trên toàn cầu.

2.jpg
Tiêu thụ điện thoại Android đang phát triển phi mã.

Nhờ các sản phẩm dựa trên Android từ các nhà sản xuất HTC, Motorola, Samsung, Sony Ericssion, LG và một số hãng khác, sản lượng smartphone chạy hệ điều hành Android trên toàn cầu đã tăng 886% trong quý 2 năm 2010.

Ở Mỹ, thị trường smartphone lớn nhất thế giới, các thiết bị Android đã chiếm 34% thị phần trong quý 2. Với mức tăng trưởng 851%, Android đã trở thành nền tảng hệ điều hành smartphone lớn nhất ở nước này.

Chris Jones, chuyên gia phân tích của công ty Canalys nói “dữ liệu mới nhất cho thấy Android đang tăng quá ấn tượng ở nhiều thị trường trên thế giới”. Theo chuyên gia này, các điện thoại Android được thị trường đón nhận rất tốt, nhất là ở những người dùng thích duyệt web, tải ứng dụng và dịch vụ di động như mạng xã hội, game và các phần mềm bản đồ số.

Thị trường smartphone của Mỹ đã tăng 41% năm ngoái. Đây là thị trường smartphone lớn nhất thế giới, với lượng tiêu thụ 14,7 triệu chiếc và chiếm 23% sản lượng smartphone toàn cầu trong quý 2 năm 2010.

Android cũng tăng mạnh ở châu Á

Mỹ không chỉ là khu vực duy nhất tác động đến tăng trưởng đột biến của Android. Khu vực châu Á cũng chiếm một phần đáng kể trong sản lượng điện thoại Android toàn cầu, đặc biệt là ở các thị trường như Trung Quốc và Hàn Quốc. Các nhà sản xuất thúc đẩy mạnh việc đưa điện thoại Android vào Trung Quốc gồm có Motorola và Samsung cùng với các nhà sản xuất bản địa như Dopod, Lenovo và Huawei.

Android chiếm 7% thị trường điện thoại smartphone ở Trung Quốc trong quý 2 với lượng tiêu thụ 475.000 chiếc. Tuy nhiên, Symbian của Nokia vẫn là nền tảng hệ điều hành cho smartphone thống trị ở thị trường này.

Nokia vẫn đứng đầu, RIM và Apple cũng tăng

Nokia tiếp tục duy trì vị thế số một trong thị trường smartphone toàn cầu trong quý 2 với 38% thị phần và 23,8 triệu chiếc điện thoại, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Hãng này hiện đang tập trung vào việc ra mắt các smartphone giá thấp, chiến lược có hiệu quả trong việc duy trì vị thế ở khía cạnh số lượng.

BlackBerry của RIM cũng tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Hãng này hiện đứng thứ hai với 18% thị phần smartphone toàn cầu và là nhà sản xuất smartphone thống trị ở thị trường Bắc Mỹ và châu Mỹ Latin.

Sự cố ăng-ten đã không ảnh hưởng đến tiêu thụ iPhone của Apple, theo báo cáo của Canalys. Apple chiếm 13% thị phần smartphone toàn cầu trong quý 2, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, không có nền tảng smartphone nào tăng trưởng ấn tượng như Android.

Thị trường smartphone: tăng cao là xu hướng

Pete Cunningham, chuyên gia phân tích cấp cao của Canalys, cho rằng tăng trưởng trong thị trường smartphone phản ánh “tầm quan trọng ngày càng cao hơn của các điện thoại thông minh trong danh mục sản phẩm của các nhà sản xuất và cả với các nhà mạng di động”.

Chuyên gia này dự báo vào năm 2013, smartphone sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 27%, với tỷ lệ người sử dụng ở một số quốc gia phát triển ở Tây Âu vượt trên 60% và 48% ở Bắc Mỹ.

Theo www.ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0