Chủ nhật, 12/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 31/07/2010
Phòng vệ thương mại: Xin chớ đủng đỉnh!

“Phòng vệ thương mại đối với hàng hoá nhập khẩu: doanh nghiệp Việt Nam cần trang bị những gì?” là hội thảo do Bộ Công Thương và Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên tổ chức tại TP.HCM ngày 30/7/2010.

Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen đặt câu hỏi cho đại diện Bộ Công Thương.

Hội thảo đã thu hút đông đảo doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề các chuyên gia, luật sư tư vấn trong và ngoài nước tham gia.

Theo ông Vũ Bá Phú, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, trong quá trình thực thi pháp luật chống bán phá giá, chống trợ cấp của các doanh nghiệp Việt Nam đến nay vẫn chưa có vụ việc nào mà chỉ có một vụ tự vệ duy nhất đó là mặt hàng kính nổi nhập khẩu từ nhiều nước.

Qua đó cho thấy, hiểu biết của các hiệp hội, doanh nghiệp Việt Nam về quyền được sử dụng, các thủ tục, phương pháp và kỹ năng cần thiết để sử dụng các công cụ này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước sự cạnh tranh không lành mạnh của hàng háo nhập khẩu còn rất nhiều hạn chế.

Trong khi đó, nhiều DN xuất khẩu của Việt Nam đã từng "thấm" với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ (TRms) của nước ngoài, như vụ: mũ giày da, xe đạp xuất khẩu...

Không chỉ phải đối phó với những vụ kiện TRms của nước ngoài, các doanh nghiệp sản xuất trong nước, kinh doanh hàng hoá trên thị trường nội địa còn vấp phải sự cạnh tranh gay gắt với hàng hoá ngoại nhập ngay trên "sân nhà".

Theo ông Phú thì, trong quá trình xâm nhập thị trường Việt Nam, không loại trừ các DN nước ngoài có các hàng vi cạnh tranh không lành mạnh như bán phá giá, bán hàng hoá được trợ cấp hoặc lợi dụng thời cơ ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam, gây thiệt hại hoặc đe doạ sự tồn tại đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, dẫn đến nguy cơ “thua ngay trên sân nhà” của DN trong nước.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mình trên thị trường nội địa, trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hàng hoá nhập khẩu, các DN Việt Nam có quyền yêu cầu cơ quan quàn lý nhà nước điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hoá nhập khẩu.

Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, phòng vệ thương mại yếu đối với hàng hoá nước ngoài  không phải chỉ từ phía DN mà ngay cả từ Nhà nước và các ngành hàng đều yếu. Ông Huỳnh nhấn mạnh: Càng tiến đến lô trình các cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới chúng ta càng không đủng đỉnh, bình chân được nữa mà giờ là lúc chúng ta phải quan tâm đến các yếu tố phòng vệ (trong khuôn khổ cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới), tự vệ… để không bị thua ngay trên "sân nhà".

Vì sao phải phòng vệ? Phòng vệ như thế nào?... sẽ tiếp tục được phản ánh chi tiết trên mục “Tư vấn”, TGVT B, số ra ngày 1/9/2010.

Theo www.pcworld.com.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0