Thứ năm, 16/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 26/07/2010
Thừa Thiên - Huế ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng dạy và học

Nhiều trường học trong tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ứng dụng CNTT trong dạy học, giúp các thầy giáo, cô giáo giảng dạy bằng giáo án điện tử; vừa giúp cho giáo viên tiết kiệm thời gian trong việc ghi bảng, vừa hạn chế ảnh hưởng của bụi phấn đến sức khỏe của giáo viên và học sinh.

Giáo án điện tử có thể dễ dàng trình chiếu các hình ảnh trực quan sinh động bổ trợ cho bài giảng, giới thiệu các tài liệu tham khảo đi kèm, giúp các thầy giáo, cô giáo có thời gian để tổ chức cho học sinh trao đổi, phát huy tính tích cực, sáng tạo và hứng thú trong học tập. Việc sử dụng giáo án điện tử còn là một bước đột phá trong việc cải tiến và đổi mới phương pháp dạy và học, tránh lối học theo kiểu truyền thống thầy đọc, trò chép một cách thụ động.
Ngành viễn thông Thừa Thiên - Huế đã phối hợp Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh triển khai dịch vụ Educare kết nối giữa gia đình và trường học tại phần lớn các trường học trong tỉnh. Dịch vụ Educare có thể cung cấp từ sổ liên lạc điện tử (cập nhật thường xuyên kết quả học tập rèn luyện, bảng điểm của học sinh), thông báo của nhà trường, nhận xét của giáo viên đối với từng em, tình hình vắng học, đi trễ, thời khóa biểu, hoạt động ngoại khóa, lịch thi, ôn thi và các thông tin tiện ích khác.
Năm 2010, Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ đạo phòng giáo dục các huyện, thành phố, thị xã phối hợp với Viettel chi nhánh Huế và Viễn thông Thừa Thiên - Huế trong việc kết nối in-tơ-nét ở các trường ở vùng sâu, vùng xa; phấn đấu 100% số trường học được kết nối in-tơ-nét.
Thực hiện Ðề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012 sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ, tại tỉnh Lạng Sơn đến tháng 6-2010 đạt cả ba tiêu chí bảo đảm về tiến độ, chất lượng và hiệu quả công trình. Toàn tỉnh có 1.959 phòng học, phòng công vụ được phê duyệt trong đề án này; đến tháng 5-2010, ngành giáo dục Lạng Sơn đã đưa vào sử dụng 909 phòng học và 642 phòng công vụ.
Ðề án kiên cố hóa được chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế thực hiện nghiêm túc chức năng nhiệm vụ trong thi công xây dựng, tuân thủ quy trình quy phạm và các quy định về quản lý dự án; quản lý chất lượng công trình, bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả sử dụng của công trình. Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập đoàn kiểm tra các công trình thuộc đề án. Hằng năm, các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc thực hiện đầu tư xây dựng các dự án trên địa bàn; các Sở Kế hoạch và Ðầu tư, Xây dựng tổ chức kiểm tra chuyên ngành đối với công trình thuộc đề án kiên cố hóa, thực hiện công khai trong tổ chức đầu tư xây dựng, với sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của nhà trường, chính quyền địa phương; các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác giám sát cộng đồng.
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0