Thứ tư, 24/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 26/07/2010
'Cần nâng cao ý thức người dân về game online'

"Thay vì cấm đoán, các cơ quan quản lý phải tuyên truyền về mặt tiêu cực của trò chơi trực tuyến nếu chơi một cách vô độ. Gia đình cũng phải giáo dục con cái thay vì chỉ biết đổ lỗi cho game", Giáo sư, tiến sĩ, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nguyễn Lân Dũng trao đổi với VnExpress.net.

- Ông đánh giá như thế nào về trò chơi trực tuyến?

- Game online là một sản phẩm giải trí, vì thế nó rất hấp dẫn. Ngay vợ tôi những lúc rỗi rãi cũng cảm thấy thích thú với những game mini trên máy tính. Tuy nhiên, ham chơi một cách vô độ sẽ đem lại những hậu quả khôn lường.

Đơn cử anh bạn tôi, Viện trưởng một viện nghiên cứu nhà nước, có con luôn tìm cách đắm chìm trong thế giới ảo mà không có cách nào khuyên bảo được. Tôi còn biết một doanh nhân đã làm phá sản cả công ty của mình cũng chỉ vì mê game. Mặt tiêu cực của trò chơi trực tuyến là vậy, nhưng nếu chỉ suốt ngày chỉ trích, thậm chí là cấm đoán, theo tôi không giải quyết được tận gốc vấn đề.

- Đứng trước vấn đề tiêu cực của game online, nhiều ý kiến cho rằng cần phải loại bỏ hình thức giải trí này ra khỏi xã hội. Ông có bình luận gì?

Giáo sư, tiến sĩ, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nguyễn Lân Dũng. Ảnh do nhân vật cung cấp.
- Nếu cấm các trò chơi từ các đơn vị phát hành game trong nước, người ta có thể chuyển sang các trò chơi có server ở nước ngoài do các công ty nước bạn cung cấp. Đương nhiên, những game này không được kiểm soát về mặt nội dung, chúng có thể mang những yếu tố không lành mạnh như khiêu dâm, bạo lực và Nhà nước không có cách gì để kiểm soát. Đồng thời, lượng tiền mà người chơi bỏ ra để chơi lại chảy ra nước ngoài. Vì thế, điều này có khi còn mang lại tác hại gấp bội.

Trước đây, về mặt kiểm soát trên Internet chúng ta đã gặp nhiều thất bại. Đơn cử như cơ quan quản lý đăng tin "đánh sập" trang web Mocxi. Nhưng khi trang khiêu dâm này bị đóng cửa, hàng loạt website khác vẫn tồn tại hay càng xuất hiện nhiều thêm. Hiện nay, nội dung trên Internet là không cấm được. Gặp tường lửa mà dùng Google tìm kiếm, rồi bấm vào "Đã lưu" lại thấy xuất hiện nguyên vẹn.

- Theo ông, xã hội cần phải tiến hành những biện pháp gì để giảm tối thiểu những mặt tiêu cực của game online?

- Như tôi nói, cấm đoán sẽ không mang lại nhiều kết quả. Tôi phản đối cách nói: "Mở cửa ra nhưng không được để ruồi muỗi bay vào". Vấn đề là chúng ta phải tạo miễn dịch, để ruồi muỗi có bay vào nhưng vẫn không hề gì thì mới tối ưu. Vì thế, cần dùng những phần mềm có thể kiểm soát được việc cửa hàng Internet game mở cửa quá giờ quy định. Cũng không nên cho học sinh chơi đến tận 11 giờ đêm, như thế còn học hành vào lúc nào được nữa. Các cơ quan quản lý nên tìm hiểu chính sách của chính phủ Hàn Quốc, quốc gia đã sản xuất và phát hành game online vào loại hàng đầu thế giới. Họ đã quản lý rất tốt, nên xem họ quản lý ra sao rồi áp dụng một cách linh hoạt vào nước ta.

Cần đẩy mạnh việc tuyên truyền đến từng gia đình, từng người dân, để nâng cao ý thức của toàn xã hội về tác hại của game online nếu chơi vô độ. Điều này tương tự như ở các quốc gia phát triển, người ta đã không cấm phim sex, đồ chơi tình dục, mại dâm, cờ bạc..., vậy mà vẫn bình thường, vì dân chúng có hiểu biết đúng nên không đưa đến các tác dụng tiêu cực gì lớn.

- Trách nhiệm của gia đình trong việc ngăn chặn mặt tiêu cực của game online?

- Độ tuổi thanh thiếu niên rất dễ đam mê game vì trò chơi trực tuyến cũng có yếu tố kích thích tâm lý, lại còn có thể kiếm tiền nhờ bán vật phẩm, bán tài khoản... Mà lúc đã để xẩy ra tình trạng "nghiện game" rồi thì rất khó kiểm soát và dứt bỏ.

Vì thế, các bậc phụ huynh không nên chăm chăm chỉ trích mà cần nhìn lại xem họ đã giáo dục con cháu như thế nào. Không phải giáo dục bằng cách thuyết giảng chơi game có hại này, hại khác mà hãy giáo dục rằng: "Tương lai của các em là ở chính bản thân các em". Gia đình phải gây được lòng tự trọng cho con cái và không bao giờ để chúng dựa dẫm vào của cải do bố mẹ sẵn có. Nếu không làm được điều này, đứa trẻ sẽ thấy tài sản có sẵn vô khối rồi, cần gì phải tốn công học tập, phấn đấu. Chúng sẽ suốt ngày lêu lổng, chơi bời với đám bạn bè. Nếu không phải là game, chúng cũng tham gia vào các hoạt động xấu khác như cờ bạc, rượu chè, trai gái, ma túy...

Môi trường gia đình tác động rất lớn đến việc hình thành nên nhân cách con người. Các bậc làm cha mẹ cần quan tâm đến bạn bè của con cái mình là những ai, tốt hay xấu, chúng ham thích xem phim gì, ham thích đọc loại sách gì, từ đó mới có thể kịp thời điều chỉnh.

- Ý kiến của ông về định hướng phát triển game online ở nước ta?

- Cần kiên quyết ngăn chặn và cấm tuyệt đối những sản phẩm có nội dung không lành mạnh. Phải khuyến khích phát triển nhập và sáng tạo ra những trò chơi game lành mạnh, có giá trị giáo dục tốt. Giúp nhiều người tiếp cận với Internet qua game, vì game là một trong những công cụ giúp người sử dụng dễ dàng làm quen với việc điều khiển thành thạo máy tính.

Theo www.vnexpress.net

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0