Thứ tư, 24/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 19/07/2010
VNPT: Không cạnh tranh bằng khuyến mại

Đã hai lần Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) có văn bản xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông về việc giảm giá cước di động. Đến nay, tuy chưa có ý kiến của Bộ, VNPT vẫn kiên trì chờ đợi và tiếp tục đề xuất chứ không nghĩ đến động thái “lách” quy định bằng chương trình khuyến mãi.

 Kiên trì chờ đợi

Trong bối cảnh chỉ số tiêu dùng của nhiều sản phẩm, dịch vụ luôn tăng cao thì đối với nhóm dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin liên tục được điều chỉnh theo hướng giảm giá và tích hợp nhiều gói cước ưu đãi. VNPT là một trong những doanh nghiệp có thị phần lớn trên thị trường dịch vụ BCVT và trong những tháng qua, VNPT đã có nhiều động thái tích cực để tiếp tục giảm cước dịch vụ di động cho khách hàng bởi VNPT hiện đang là chủ quản của hai mạng di động VinaPhone và MobiFone, với tổng số thuê bao trên mạng vào khoảng hơn 60 triệu thuê bao di động. Việc giảm cước di động là phù hợp với định hướng công tác quản lý giá cước viễn thông năm 2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định và phù hợp với sự chờ đợi của đông đảo khách hàng sử dụng dịch vụ. Theo định hướng này của Bộ, các doanh nghiệp viễn thông phải xây dựng phương án giá cước dựa theo nguyên tắc chung là giá cước dịch vụ hợp lý, áp dụng đối với người sử dụng và giá cước kết nối giữa các doanh nghiệp viễn thông.
Từ đầu năm 2010, Bộ Thông tin – Truyền thông đã cho phép giảm cước kết nối đối với dịch vụ thông tin di động từ 10-15%. Theo đó, các cuộc gọi từ 3 mạng di động đang khống chế thị phần là VinaPhone, MobiFone, và Viettel, khi kết nối trực tiếp đến các mạng di động khác, mạng di động khống chế thị phần sẽ phải trả cho mạng di động khác mức cước giảm khoảng 10-15% so với trước đây. Đây là điều kiện giúp các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế tiết kiệm được chi phí, tạo tiền đề cho việc giảm cước di động tiếp sau đó.
Trên cơ sở đó, trong hai tháng 1 và 4/2010, VNPT đã hai lần có công văn đề nghị Bộ TT - TT cho phép VNPT điều chỉnh giảm cước di động cho hai mạng MobiFone và VinaPhone. Theo văn bản này, VNPT đề nghị Bộ cho phép VNPT giảm 10 – 15% cước di động. Ông Bùi Quốc Việt – Giám đốc TTTT & QHCC của VNPT cho rằng: Với mục tiêu cùng Chính phủ thực hiện các giải pháp giảm thiểu lạm phát và tiếp tục hướng đến lợi ích của khách hàng, đặc biệt khi cả hai mạng di động của VNPT đã cung cấp dịch vụ 3G khá ổn định thì việc giảm cước sẽ đem đến cơ hội sử dụng dịch vụ mới cho đông đảo đối tượng khách hàng.
Đến ngày 30/6, khi Bộ TT - TT vẫn chưa có ý kiến, VNPT tiếp tục có công văn đề nghị Bộ TT - TT cho phép giảm cước dịch vụ điện thoại di động như phương án đã đề nghị từ đầu năm 2010.
Phải cạnh tranh bằng giảm cước
Theo chỉ đạo của Bộ Thông tin-Truyền thông, các doanh nghiệp cần căn cứ trên giá thành dịch vụ, cung cầu trên thị trường và mức giá cước bình quân trong khu vực và trên thế giới để giảm giá cước dịch vụ di động phù hợp với mức giảm giá cước kết nối mà Bộ đã cho phép. Thực hiện đúng nguyên tắc, VNPT đã xây dựng lộ trình giảm giá đối với từng nhóm khách hàng, từng loại dịch vụ đảm bảo tính phù hợp giữa gói cước với đối tượng sử dụng, đặc biệt tạo sự khuyến khích có lợi cho khách hàng khi có nhu cầu chuyển đổi từ 2G lên 3G. Đặc biệt việc xây dựng gói cước linh hoạt khi khách hàng sử dụng đa dịch vụ của VNPT như di động, cố định, Internet sẽ là thế mạnh để VNPT cạnh tranh với các “đối thủ” khi mà thị phần các dịch vụ này của VNPT đang chiếm mức đa số. Do vậy với giá cước giảm đến 15% nhóm khách hàng nói chung, đặc biệt các nhóm khách hàng sử dụng đa dịch vụ của VNPT sẽ được hưởng nhiều lợi ích thiết thực.
Theo giới chuyên môn cũng như quan điểm của VNPT, việc các mạng di động cạnh tranh nhau bằng giá cước sẽ tốt hơn cạnh tranh bằng khuyến mại. Bởi khi doanh nghiệp giảm cước thì tất cả các thuê bao đều được hưởng lợi trong thời gian lâu dài. Nếu doanh nghiệp viễn thông lách quy định bằng cách dùng các chiêu khuyến mãi (có thể giá trị khuyến mãi còn cao hơn giá trị giảm giá cước quy định) thì chỉ một nhóm khách hàng được hưởng lợi và hưởng lợi trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, giảm cước là góp phần giảm chi phí sản xuất và tiêu dùng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh một cách tích cực của nền kinh tế.
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0