Chủ nhật, 28/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 03/07/2010
Xu hướng “di động hóa” báo điện tử
 

Ảnh minh họa

Không chỉ là tin tức…

Có thói quen theo dõi tin tức trên báo điện tử thường xuyên nhưng không tiện “ôm khư khư” chiếc máy tính để truy cập, thế nên trước sự kiện ngày càng nhiều tờ báo điện tử trong nước đi theo xu hướng “di động hóa website”, cộng đồng sử dụng điện thoại di động trong nước rất hào hứng đón nhận. Có thể dễ dàng truy cập và đọc các trang tin ngay trên chiếc điện thoại nhỏ gọn trong lòng bàn tay tại bất cứ nơi đâu, chính những ưu điểm đó còn đang giúp cho những người không có điều kiện tiếp xúc với máy tính như ở vùng sâu, vùng xa có thêm điều kiện được cập nhật thông tin một cách thường xuyên hơn.

Nếu như trước thời điểm công nghệ 3G được VinaPhone ra mắt đầu tiên tại Việt Nam (tháng 10/2009), nhiều người “phát phiền” vì phải truy cập các trang báo điện tử thông qua kết nối Internet với GPRS chậm chạp, thì sự xuất hiện của mạng 3G tốc độ lớn gấp nhiều lần lần lượt được các nhà mạng như VinaPhone, MobiFone hay Viettel, EVN Telecom cung cấp với giá cước liên tục “chạy đua” cạnh tranh theo chiều hướng có lợi cho người dùng, thì quả thực đang khiến cho ngày càng có nhiều người hào hứng với dịch vụ đọc báo qua mobile, PDA.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia viễn thông, chỉ vài năm tới đây 3G sẽ bùng phát và trở thành một cầu nối không thể thiếu cho cộng đồng người dùng Internet. Và cùng với việc các thiết bị cầm tay đang dần chiếm ưu thế trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc các dịch vụ nội dung (không chỉ là đọc tin tức) trên chính các wapsite hướng đến đối tượng người dùng cuối sẽ ngày càng phát triển mạnh.

Bên cạnh đó, mặc dù các trang báo điện tử trong nước đã hỗ trợ đọc tin tức nhưng dường như việc hỗ trợ người dùng xem và nghe video, audio hầu như còn đang bỏ ngỏ (hiện có rất ít đơn vị như VOVNew tuyên bố đang phát triển công nghệ để trong thời gian sắp tới đưa các nội dung Audio hỗ trợ phiên bản mobile lên wapsite của VOVNews).

“Khi việc truy cập Internet thông qua 3G của cộng đồng ngày càng phát triển, nếu không quan tâm đến những lĩnh vực như vậy sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh bị bỏ lỡ”, ông Ngô Diên Hy – Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ khách hàng của VinaPhone nhận định tại Vietnam Telecom 2010 diễn ra mới đây.

Theo www.ictnews.vn

Năm 2010, tại Việt Nam chứng kiến sự chuyển mình của hàng loạt tờ báo điện tử khi lần lượt ra mắt phiên bản hỗ trợ người đọc xem trên điện thoại di động, thiết bị cầm tay kết nối Internet thông qua Wifi, GPRS, 3G.

Bước chuyển mạnh mẽ

Cùng với những tờ báo điện tử quen thuộc với độc giả trong nước như VietnamNet, VnExpress, có thể nhắc đến một số cái tên như VnMedia, VietNamPlus hồi tháng 1/2010, tờ Dân Trí giữa tháng 3, báo điện tử VOVNews trong tháng 5 vừa qua cũng đã cho ra mắt phiên bản hỗ trợ điện thoại di động, PDA…

Ưu điểm của phiên bản hỗ trợ mobile của các trang báo điện tử nói trên là ở chỗ: Không giống như chuyện truy cập vào giao diện web, với giao diện wap, trang tin khi hiển thị trên thiết bị cầm tay sẽ lược bỏ những phần không cần thiết (như hình ảnh, các chi tiết đồ họa…) mà đi thẳng vào nội dung cần thiết, do đó cho phép dung lượng nhẹ hơn, khả năng kết nối dữ liệu nhanh hơn và đồng thời từ đó cũng cho phép người dùng giảm bớt được chi phí nếu vào đọc thông qua mạng 3G hay GPRS.

Tại sự kiện công bố phiên bản hỗ trợ mobile tháng 5/2010, đại diện của báo điện tử VOVNews cho biết, dung lượng của trang chủ wapsite VOVNews chỉ “nặng” khoảng 60 Kb khi truy cập. Như vậy, điều đó cũng đồng nghĩa với việc người dùng không chỉ truy cập trang báo nhanh chóng mà còn hạn chế được đáng kể việc phải tải về dữ liệu không cần thiết khiến gia tăng chi phí (ví dụ, khi người dùng truy cập vào một trang báo điện tử không hỗ trợ tính năng đọc trên di động mà thông qua giao diện web truyền thống, dung lượng tải về để mở được trang chủ của web có khi cũng lên tới 3-4Mb, khiến cho tài khoản trong điện thoại di động cứ thế nhanh chóng “bay đi” cùng GPRS hoặc 3G). Ngoài ra, việc truy cập Internet từ giao diện web trên điện thoại di động cũng rất khó khăn do nhiều trang lại tích hợp những công nghệ không tương thích với đa số điện thoại di động, PDA (như chạy ứng dụng Flash), nếu không sử dụng Smart Phone sẽ không thể truy cập.

Bên cạnh đó, thông qua phiên bản hỗ trợ mobile, các tin bài xem trên wapsite từ tiêu đề cho đến nội dung đều được rút ngắn, cô đọng đến mức xúc tích nhất để cho phép độc giả ngay khi mở ra có thể nhanh chóng nắm bắt được tin tức, bài báo trên những màn hình “khiêm tốn” chỉ tính bằng vài inch rất dễ gây mỏi mắt.

Đáng lưu ý, phiên bản wap của nhiều tờ báo điện tử được thiết kế với giao diện phù hợp cho người dùng, đồng thời cũng có khả năng tự động nhận diện thiết bị đầu cuối mà không cần phải thao tác lựa chọn giao diện là Web hay PDA.

Có thói quen theo dõi tin tức trên báo điện tử thường xuyên nhưng không tiện “ôm khư khư” chiếc máy tính để truy cập, thế nên trước sự kiện ngày càng nhiều tờ báo điện tử trong nước đi theo xu hướng “di động hóa website”, cộng đồng sử dụng điện thoại di động trong nước rất hào hứng đón nhận. Có thể dễ dàng truy cập và đọc các trang tin ngay trên chiếc điện thoại nhỏ gọn trong lòng bàn tay tại bất cứ nơi đâu, chính những ưu điểm đó còn đang giúp cho những người không có điều kiện tiếp xúc với máy tính như ở vùng sâu, vùng xa có thêm điều kiện được cập nhật thông tin một cách thường xuyên hơn.

Nếu như trước thời điểm công nghệ 3G được VinaPhone ra mắt đầu tiên tại Việt Nam (tháng 10/2009), nhiều người “phát phiền” vì phải truy cập các trang báo điện tử thông qua kết nối Internet với GPRS chậm chạp, thì sự xuất hiện của mạng 3G tốc độ lớn gấp nhiều lần lần lượt được các nhà mạng như VinaPhone, MobiFone hay Viettel, EVN Telecom cung cấp với giá cước liên tục “chạy đua” cạnh tranh theo chiều hướng có lợi cho người dùng, thì quả thực đang khiến cho ngày càng có nhiều người hào hứng với dịch vụ đọc báo qua mobile, PDA.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia viễn thông, chỉ vài năm tới đây 3G sẽ bùng phát và trở thành một cầu nối không thể thiếu cho cộng đồng người dùng Internet. Và cùng với việc các thiết bị cầm tay đang dần chiếm ưu thế trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc các dịch vụ nội dung (không chỉ là đọc tin tức) trên chính các wapsite hướng đến đối tượng người dùng cuối sẽ ngày càng phát triển mạnh.

Bên cạnh đó, mặc dù các trang báo điện tử trong nước đã hỗ trợ đọc tin tức nhưng dường như việc hỗ trợ người dùng xem và nghe video, audio hầu như còn đang bỏ ngỏ (hiện có rất ít đơn vị như VOVNew tuyên bố đang phát triển công nghệ để trong thời gian sắp tới đưa các nội dung Audio hỗ trợ phiên bản mobile lên wapsite của VOVNews).

“Khi việc truy cập Internet thông qua 3G của cộng đồng ngày càng phát triển, nếu không quan tâm đến những lĩnh vực như vậy sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh bị bỏ lỡ”, ông Ngô Diên Hy – Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ khách hàng của VinaPhone nhận định tại Vietnam Telecom 2010 diễn ra mới đây.

 
 
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0