Thứ hai, 29/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 24/06/2010
Sẽ thu phí thương quyền viễn thông

Nghị định về việc thu phí thương quyền trong lĩnh vực viễn thông đang được Bộ TT&TT soạn thảo và

 

kiến trình Chính phủ vào tháng 8 tới dự

 

 

Trước đây, các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam chỉ cấp phép cho các doanh nghiệp Nhà nước nên chưa thu phí thương quyền. Hiện nay, với việc mở cửa thị trường cho phép nhiều thành phần kinh tế tham gia và bản thân Nhà nước cũng thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông nên sẽ phải thu thương quyền khi cấp phép.

Ông Hải cho biết là sẽ có rất nhiều dạng phí thương quyền, có thể thu cố định một năm một lần hoặc thu theo phần trăm doanh thu. Đối tượng thu phí thương quyền trong lĩnh vực viễn thông là các mạng di động gồm cả mạng mạng ảo và các nhà cung cấp dịch vụ Internet.  

Theo ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông (Bộ TT&TT), sau khi Nghị định này có hiệu lực sẽ thu phí thương quyền đối với các giấy phép viễn thông. Đối với những doanh nghiệp đã cấp phép viễn thông rồi sẽ thực hiện thu phí thương quyền từ sau khi quyết định thu phí thương quyền có hiệu lực.

“Thông thường, phí thương quyền cho các giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng hay Internet sẽ thu mức cố định. Những doanh nghiệp có hạ tầng và doanh thu lớn nhất sẽ bị thu nhiều nhất. Số tiền này sẽ được nộp về ngân sách nhà nước” ông Hải nói.

Trong quy định thu phí thương quyền viễn thông, Bộ TT&TT cũng nghiên cứu kinh nghiệm ở các nước để tính phí thương quyền phù hợp với tình hình phát triển của Việt Nam . Ví dụ tại Singapore, chính phủ nước này thu phí thương quyền khoảng 1% doanh thu/năm đối với doanh nghiệp có hạ tầng mạng và doanh nghiệp không có hạ tầng mạng là 0,5%. Chính phủ Malaysia tính phí thương quyền tới 3% doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông.

Việc thu phí thương quyền, theo ông Hải, còn là cách hạn chế tình trạng doanh nghiệp xin giấy phép mà không cung cấp dịch vụ. Ví dụ, trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet, Bộ TT&TT đã cấp khoảng 30 giấy phép nhưng chỉ khoảng hơn 30% số doanh nghiệp có giấy phép này thực sự cung cấp dịch vụ.

“Nếu chúng ta không thu phí cấp giấy phép, doanh nghiệp không hoạt động cũng không thấy gì cả. Tôi cho rằng sau khi thu phí thương quyền đối với dịch vụ này, số lượng doanh nghiệp xin giấy phép sẽ giảm” ông Hải nói. 

Trước đó, các mạng di động đã lên tiếng ủng hộ Bộ TT&TT trong việc thu phí thương quyền. Ông Tống Viết Trung, Phó tổng giám đốc Viettel khẳng định việc thu phí này là cần thiết để cho các doanh nghiệp thực sự mong muốn triển khai cung cấp dịch vụ. Một số mạng di động khác cũng bày tỏ quan điểm đồng tình với việc thu phí thương quyền, bởi việc thu phí thương quyền sẽ tránh được tình trạng như hiện nay là nhiều doanh nghiệp xin cấp phép nhưng không hoặc chậm triển khai dịch vụ.

Theo www.ictnews.vn

Phí thương quyền đã được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện khi cấp phép cho các doanh nghiệp tham gia thị trường viễn thông. Việc thu thương quyền được thực hiện bằng nhiều hình thức như đấu giá hoặc thi tuyển.

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0