Thứ sáu, 22/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 19/06/2010
Gia công phần mềm cho Nhật: Có tiếng chưa có miếng

Mặc dù được các doanh nghiệp Nhật đánh giá là lựa chọn tiềm năng nhưng Việt Nam mới chiếm được 0,5% miếng bánh gia công phần mềm của Nhật trong năm 2009.

1.jpg

Các công ty phần mềm Việt Nam gồm FPT, Pythis tham gia hội chợ triển lãm tại Nhật tháng 5/2009.

Theo thống kê của Gartner, Việt Nam là quốc gia đứng thứ ba trong số các nước làm gia công phần mềm (GCPM) nhiều nhất cho thị trường Nhật trong năm 2009 sau Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng xét trên mức độ doanh thu, Việt Nam mới chỉ chiếm có 0,5% trong tổng số 3,98 tỷ USD chi phí các công ty Nhật thuê gia công ra nước ngoài trong năm 2009, tức khoảng 21 triệu USD. Trong khi đó, Trung Quốc chiếm tới 84% thị trường GCPM của Nhật với doanh số 3,36 tỷ USD và Ấn Độ chiếm 14,9% với doanh số 592 triệu USD.

Trong số 21 triệu USD GCPM của Việt Nam cho thị trường Nhật trong năm 2009, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (Vinasa) cho biết “FPT đã chiếm hầu hết số đó”.

Trao đổi với ICTnews, ông Nguyễn Đoàn Hùng, Phó chủ tịch Câu lạc bộ doanh nghiệp phần mềm Việt Nhật (VJC), xác nhận số công ty phần mềm Việt Nam làm cho thị trường Nhật hiện nay chỉ có khoảng 20 công ty đáng kể. Đó là những công ty có 40-50% hoạt động của họ là làm cho thị trường Nhật.

Đây là con số khá bất ngờ bởi từ vài năm nay Vinasa luôn coi Nhật là thị trường chiến lược với các công ty xuất khẩu phần mềm trong nước. Hiệp hội này còn phát động cả phong trào “Đông Du lần hai” và tổ chức mỗi năm vài cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa các doanh nghiệp phần mềm hai nước tại Việt Nam hoặc tại Nhật.

Khi đưa ra kế hoạch “Đông Du lần 2” vào tháng 9/2005, Vinasa đặt tham vọng xuất khẩu phần mềm sang Nhật đạt 230 triệu USD vào năm 2009 và 360 triệu USD vào năm 2010 với mức tăng trưởng 60% mỗi năm.

Ngay chính các công ty Nhật cũng coi Việt Nam là điểm đến GCPM tiềm năng nhất. Theo khảo sát của tổ chức phát triển CNTT Nhật ( JIPDEC ) thực hiện trong năm 2006, có tới 71% công ty Nhật đánh giá Việt Nam là điểm đến GCPM có triển vọng nhất, cao hơn cả Trung Quốc chỉ có 69%, Ấn Độ (49%), Philippine (14%), Thái Lan (7%) và Hàn Quốc (6%).

Ông Trương Gia Bình cho rằng sở dĩ doanh số GCPM của Việt Nam cho thị trường Nhật không lớn là vì “chúng ta thiếu nhân lực có kỹ năng bậc cao để đáp ứng nhu cầu to lớn của thị trường này”.

Tại hội thảo do Tổ chức công nghiệp điện toán châu Á – Thái Bình Dương (ASOCIO) tổ chức diễn ra sáng ngày 18/6 tại Hà Nội, ông Hiromi Sugiyama, đại diện Hiệp hội công nghiệp dịch vụ CNTT Nhật (JITSIA) nhận xét lợi thế lớn nhất của Việt Nam so với Trung Quốc và Ấn Độ là giá rẻ.

Còn các yếu tố quan trọng khác như ngôn ngữ tiếng Nhật, khả năng kiểm soát chất lượng của Việt Nam đều yếu hơn so với Trung Quốc và Ấn Độ. Trong khi đó, giá lao động của Việt Nam đang tăng và tỷ lệ “nhảy việc” cao, đặc biệt là ở nhóm những nhân viên có năng lực.

Ông Hiromi Sugiyama cho rằng Việt Nam muốn thúc đẩy GCPM cho các công ty Nhật phải cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và đội ngũ nhân viên có tay nghề cao.

Tuy nhiên, hiện nay vấn đề cung cấp nhân lực cho thị trường Nhật vẫn chưa thay đổi đáng kể, chủ yếu vẫn do các công ty tự đào tạo. Một số trường như Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học FPT đã bắt đầu đào tạo tiếng Nhật cho sinh viên CNTT nhưng số lượng còn ít với quy mô vài trăm người mỗi năm, không đủ để tăng tốc vào thị trường Nhật.

Theo www.ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0