Thứ bảy, 20/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 18/06/2010
Phần mềm nguồn mở - Làm gì để mở rộng ứng dụng

Theo đánh giá chung, phần mềm nguồn mở (PMNM) vẫn ít được sử dụng, kể cả ở các doanh nghiệp (DN) lớn, dù không thiếu chính sách khuyến khích ứng dụng. Vì sao ?

Thiếu lộ trình chuyển đổi

Các sản phẩm PMNM đã xuất hiện từ lâu và rất đa dạng, từ hệ điều hành (HĐH), PM văn phòng, các PM chuyên nghiệp như xử lý ảnh, thiết kế đồ họa, hoạch định nguồn lực DN (ERP). Tuy nhiên, để chuyển sang sử dụng hoàn toàn PMNM, cần có một lộ trình chuyển đổi.

Tập đoàn Viettel mới đây đã cài đặt một số ứng dụng PMNM cho toàn bộ 2200 máy tính trong đơn vị. Theo đại diện Viettel, ứng dụng PMNM không dừng ở tìm hiểu cách cài đặt và sử dụng mà phải nghiên cứu chỉnh sửa, tùy biến nhằm đơn giản hóa, tối ưu hóa khi sử dụng. Do vậy, cần phải tạo sự ổn định và tương thích với các phần mềm nội bộ.

Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Tổng giám đốc Công ty PM Misa cho rằng: do không có nhiều cơ quan (cả nhà nước và DN) quan tâm nên việc ứng dụng PMNM không được triển khai đồng bộ và sát sao. Các sản phẩm PMNM chủ yếu gồm hệ điều hành (HĐH) và các ứng dụng văn phòng thông dụng. Để các ứng dụng tác nghiệp khác chạy được trên HĐH NM, DN rất cần được tư vấn để có một lộ trình ứng dụng từng bước. Theo ông, “việc chuyển từ các nền tảng phát triển và phương pháp kinh doanh PM nguồn đóng sang PMNM cần nhiều thời gian cũng như kinh phí. Vì vậy, cần có một sự hỗ trợ”.

Cần thêm ứng dụng tác nghiệp

Theo quan sát, thị trường PMNM ngoài các ứng dụng văn phòng thông dụng, không có hoặc rất ít các ứng dụng phục vụ tác nghiệp hàng ngày như kế toán tài chính, quản trị nhân sự, quản lý công văn hồ sơ… chạy trên HĐH NM. Ông Hoàng cho rằng, đây chính là rào cản. Chuyện này tương tự như bài toán “quả trứng hay con gà có trước ?”. DN ứng dụng chờ có một giải pháp PMNM toàn diện và các ứng dụng tác nghiệp nhưng DN PM thì dè dặt chưa dám đầu tư . Nguyên do là nhu cầu thị trường chưa có nhiều.

Dự án hợp tác giữa Misa và Rồng Việt Nam đã phần nào giúp tháo gỡ những vướng mắc trên. Các kỹ sư của hai công ty sẽ cùng làm việc để các sản phẩm phần mềm kế toán của Misa chạy được trên HĐH Fenix. Bước đầu, PM Kế toán Misa SME và Misa Mimosa đã sẵn sàng chạy trên Fenix Destop 2009. Ông Hoàng cho biết hai bên sẽ tiếp tục hợp tác để có thêm PM khác của Misa chạy được trên HĐH nguồn mở.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Rồng Việt Nam cho biết “Bản thân PMNM với triết lý phát triển rất mở và đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng đã và đang là xu thế tất yếu. Tại Việt Nam, các sản phẩm HĐH nguồn mở dù có mặt nhiều trên thị trường nhưng chưa đáp ứng đủ yêu cầu của người sử dụng. Chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ, không chỉ với Misa mà cả các hãng phần mềm lớn tại Việt Nam để cung cấp cho người sử dụng giải pháp PMNM toàn diện và các ứng dụng tác nghiệp. Mục đích là các ứng dụng tác nghiệp của các DN có thể chạy trên PM NM”.

Hiện nay, nhiều cơ quan chính phủ và DN lớn thuộc nhiều quốc gia trên thế giới như Pháp, Đức, Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, Cuba... đã chính thức sử dụng PMNM, mang lại hiệu quả cao.

PMNM muốn được ứng dụng rộng rãi cần có sự quan tâm của lãnh đạo cơ quan DN về ý thức sử dụng PM có bản quyền. Thêm vào đó, các đơn vị cần được tư vấn về lộ trình ứng dụng thích hợp. Phía các DN PM cần được cam kết về kinh phí cho việc chuyển đổi.

Theo www..pcworld.com.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0