Thứ ba, 23/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 01/06/2010
Tháng 6, Quốc hội sẽ thông qua Luật Bưu chính

 Trong phiên thảo luận tại hội trường chiều 26/5, đa số ý kiến Quốc hội đồng tình với những sửa đổi của dự thảo Luật Bưu chính được góp ý tại kỳ họp trước.

Tiếp tục đầu tư cho ĐBĐVHX vùng khó khăn

Vẫn còn những ý kiến trái chiều về việc tiếp tục hay dừng đầu tư cho các ĐBĐVHX. Quan điểm của ĐB Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) cho rằng, ĐBĐVHX đối với nhu cầu hiện nay ngày càng mất đi vai trò của nó, cần tính toán cẩn thận để tránh lãng phí bởi các xã đều đang đầu tư xây dựng các trung tâm sinh hoạt cộng đồng.

Tuy nhiên, quan điểm này lại không nhận được sự đồng thuận của các ĐB đến từ miền núi, vùng sâu, vùng xa. ĐB Nguyễn Kim Hồng (Đồng Tháp) cho rằng, hiện chưa có mô hình nào “hay” hơn ĐBĐVHX trong việc tạo điều kiện để người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với thông tin khoa học kỹ thuật. Thậm chí, ĐB Nguyễn Lân Dũng (Đăk Lăk) còn đề xuất, cần đầu tư cho mỗi ĐBĐVHX một máy tính có nối mạng Internet để tiếp nhận thư điện tử cho người dân. Cán bộ ĐBĐVHX sẽ mang thư điện tử tới nhà và giúp dân trả lời thư.

Giải trình của Chính phủ về vấn đề này khẳng định, sau hơn 10 năm hoạt động của ĐBĐVHX đã có nhiều thay đổi về nhu cầu thông tin ở cơ sở do điều kiện khách quan và chủ quan. Trên thực tế, duy trì điểm phục vụ này ở nhiều địa bàn thuộc khu vực kinh tế khó khăn là cần thiết nhằm bảo đảm quyền được trao đổi thông tin thiết yếu của người dân về bưu chính cũng như tiếp cận các dịch vụ bưu chính cơ bản.

Bên cạnh đó, các nhiệm vụ tích hợp khác vào ĐBĐVHX như thông tin, văn hóa, thư viện, pháp luật… sẽ thay đổi tùy theo chính sách của Nhà nước để thực hiện mục tiêu chính trị, KT - XH trong từng giai đoạn, theo những chương trình, đề án cụ thể. Do vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, không nên quy định cụ thể về ĐBĐVHX trong Luật mà sẽ quy định tại các văn  bản hướng dẫn của Chính phủ để đảm bảo sự linh hoạt và tính khả thi. Ý kiến này nhận được đa số ý kiến đồng tình của các ĐB.

Giải trình thêm về vấn đề ĐBĐVHX, Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp cho biết, Bộ TT&TT đã đánh giá lại toàn bộ các ĐBĐVHX, chất lượng phục vụ, khó khăn đặt ra. Trên cơ sở đó lên kế hoạch nâng cấp, xây dựng mới các điểm cũng như cải thiện điều kiện của nhân viên ĐBĐVHX.

“Theo chỉ đạo của Chính phủ, từ 2008, bưu chính được tách ra khỏi viễn thông và dự kiến chấm dứt bù lỗ vào 2013. Luật này cũng nhằm đáp ứng yêu cầu đó. Hiện việc đầu tư cho các ĐBĐVHX được tập trung vào các xã của 62 huyện nghèo, những vùng khó khăn và các địa bàn cần nhưng chưa có”, Bộ trưởng Lê Doãn Hợp nói.

Thống nhất 1 doanh nghiệp thực hiện BCCI

Vấn đề được ĐBQH quan tâm nhất trong kỳ họp trước là đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, tránh độc quyền trong kinh doanh dịch vụ bưu chính và đề nghị không nên chỉ định một doanh nghiệp (DN) cung ứng dịch vụ bưu chính làm nhiệm vụ công ích. Theo báo cáo giải trình, chỉnh lý của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Công ước Liên minh Bưu chính Thế giới mà VN là thành viên yêu cầu các nước phải đảm bảo quyền được trao đổi thông tin thiết yếu, tiếp cận, sử dụng dịch vụ bưu chính cơ bản của công dân nước mình. Muốn vậy mạng lưới cung ứng dịch vụ bưu chính phải được xây dựng với quy mô, mật độ cần thiết, đặc biệt là những vùng kinh tế còn nhiều khó khăn. Để đáp ứng yêu cầu này, mạng bưu chính công cộng được Nhà nước giao cho VNPost quản lý, khai thác để thực hiện nghĩa vụ về bưu chính công ích (BCCI).

Về cơ bản, DN này có bộ máy và đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, có kinh nghiệm đang thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trên thực tế, chưa có DN bưu chính ngoài nhà nước nào có khả năng về bộ máy, nhân lực và cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ BBCI bao quát được hết phạm vi cả nước. Còn nếu giao cho nhiều DN nhà nước và ngoài nhà nước cùng thực hiện dịch vụ BCCI thì chắc chắn phát sinh khó khăn trong quản lý và ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, quyền và lợi ích của người dân, ảnh hưởng đến công tác bảo đảm an toàn, an ninh trong dịch vụ bưu chính.

Do vậy, việc quy định giao cho Thủ tướng Chính phủ chỉ định một DN làm nhiệm vụ BCCI và được hưởng một số chính sách đặc thù của hoạt động công ích là phù hợp. Để nâng cao trách nhiệm của DN được chỉ định cung ứng dịch vụ BCCI, Luật bổ sung thêm yêu cầu “không được từ chối cung ứng dịch vụ BBCI khi người sử dụng dịch vụ đã đáp ứng các điều kiện, yêu cầu về sử dụng dịch vụ”.

Tuy nhiên, hiện Nhà nước vẫn phải bù lỗ cho dịch vụ BCCI. Giải trình trong phiên thảo luận chiều 26/5, Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp cho biết, một tem bưu chính có giá thành là 3.500 đồng nhưng chỉ bán với giá 2.000 đồng, Nhà nước phải bù 1500 đồng. Rõ ràng không ai cạnh tranh được. Sự cạnh tranh nếu có chỉ ở vùng đô thị, còn vùng nông thôn là hoàn toàn thiếu vắng.

Vì vậy, dự thảo Luật Bưu chính có quy định “Nhà nước hỗ trợ việc cung ứng dịch vụ BCCI thông qua phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng và các cơ chế hỗ trợ khác”. Bộ trưởng Lê Doãn Hợp phân tích, bưu chính dành riêng là sự ưu ái của Nhà nước cho các DN được chỉ định nhằm giảm bù lỗ của Nhà nước trên cơ sở đó làm cho hoạt động bưu chính đỡ khó khăn hơn.

Dự kiến Luật Bưu chính được Quốc hội bỏ phiếu thông qua vào ngày 17/6/2010.

Hồng Minh

Thiếu quy định về quyền của bên cung cấp dịch vụ

Tranh chấp trong lĩnh vực bưu chính là tranh chấp thương mại giữa bên cung cấp và sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, dự luật mới quan tâm đến bên sử dụng mà chưa có điều khoản quy định quyền của bên cung cấp dịch vụ. Đặc biệt, trong quy định về bồi thường thiệt hại, mức độ thiệt hại của bên sử dụng sẽ khác bên cung cấp khi có một vi phạm xảy ra. Cần có những điều khoản quy định về giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại, đảm bảo sự công bằng với cả 2 đối tượng này. (ĐB Trần Thế Vượng - Hải Dương)

Cần bổ sung quy định về thời gian chuyển phát

Tôi đồng tình quan điểm BCCI được Chính phủ giao cho 1 DN nhà nước thực hiện. Thực tế, dịch vụ BCCI chủ yếu là phục vụ vùng sâu, vùng xa, tuy nhiên rất nhiều bà con phàn nàn về chất lượng phục vụ như bưu kiện đến muộn, khi đến thì đã không còn giá trị. Vì vậy, luật cần bổ sung quy định về thời gian chuyển phát đối với BCCI. (ĐB Nguyễn Thị Thu Hà - Gia Lai)

Nhiều tranh chấp không có bằng chứng

Có rất nhiều tranh chấp trong chuyển phát bưu chính không có bằng chứng để giải quyết. Luật mới quy định các trường hợp sử dụng dịch vụ bưu chính có hợp đồng, có dấu ngày hoặc thông tin xác định thời gian và địa điểm chấp nhận bưu gửi để làm căn cứ xác định trách nhiệm của DN cung ứng dịch vụ bưu chính. Nhưng trong trường hợp gửi thư thường, người sử dụng chỉ dán tem và bỏ vào thùng thư thì cơ sở nào để xác định “hợp đồng” ở đây đã được ký kết. (ĐB Nguyễn Văn Thuận - Quảng Nam)

Theo ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0