Thứ hai, 13/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 29/05/2010
Siết khuyến mãi: Người dùng có bị thiệt?

Với quy định siết chặt khuyến mãi từ 1/7, đa số người sử dụng đều cho rằng họ không còn được  lợi như trước đây, bởi sẽ không còn được hưởng các chương trình khuyến mãi lên tới 100% giá trị thẻ nạp hoặc hòa mạng trả sau được miễn phí cước gọi nội mạng tới hàng năm…Sự thật có đúng như vậy?

 

Mô tả ảnh.
 

Theo giới chuyên gia, sự "thiệt thòi" đó chỉ là “hiện tượng”, còn về bản chất thì việc siết khuyến mãi này sẽ “lập lại trật tự” trong khuyến mãi viễn thông di động, vốn đã có thời điểm  xuất hiện dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh, “cá lớn nuốt cá bé”.

Đồng thời, người sử dụng sẽ có cơ hội sử dụng dịch vụ viễn thông với giá cước thấp trong thời gian dài, chứ không chỉ là những chương trình khuyến mãi, giảm giá "ăn xổi", do doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, hạ được giá thành dịch vụ.

Theo ông Phạm Hồng Hải - Vụ trưởng Vụ Viễn thông, Bộ Thông tin & Truyền thông, với các quy định rõ ràng được nêu trong Thông tư 11/2010/TT-BTTTT, các doanh nghiệp thông tin di động sẽ không phải lo lắng quá nhiều về việc đối thủ khuyến mại “gây sốc”, sai quy định, cạnh tranh không lành mạnh, lấy mất khách hàng của mình một cách không hợp pháp.

"Tôi cho rằng Thông tư này đã tạo ra một môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch, chi tiết, để doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc bán giá dịch vụ thấp hơn giá bình thường cũng như về khuyến mại, đặc biệt là đối với SIM di động", ông Hải nói.

Ông Hải cho rằng: các doanh nghiệp sẽ không được thực hiện các chương trình lạm dụng khuyến mại để cạnh tranh không lành mạnh bằng cách bán phá giá hoặc cho không SIM làm lãng phí kho số viễn thông.

Doanh nghiệp cần tập trung nhiều hơn vào việc giảm bớt chi phí, hạ giá thành và hạ giá cước dịch vụ, cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt hơn nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh để phát triển bền vững.

Việc cơ quan quản lý hoàn thiện văn bản pháp lý để tạo môi trường cạnh tranh rõ ràng, công khai, minh bạch và tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp chính là cách tốt nhất đảm bảo lợi ích cho Nhà nước, cho chính Doanh nghiệp và cho người sử dụng dịch vụ viễn thông.
 
Chính điều đó sẽ mang lại lợi ích về mặt vĩ mô: lĩnh vực viễn thông phát triển một cách bền vững, dịch vụ viễn thông trong đó có thông tin di động được đưa tới mọi hộ gia đình, mọi người dân với giá cả phù hợp; Doanh nghiệp sẽ có điều kiện tăng cường hơn năng lực cạnh tranh của mình, phát triển bền vững ngay cả khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam; Cung cấp dịch vụ với giá cả thấp, chất lượng cao, tối ưu hóa lợi nhuận chính là lợi ích sống còn của Doanh nghiệp.

Với người sử dụng, như trên đã nói, được thụ hưởng các dịch vụ viễn thông tiên tiến với chất lượng cao, giá cả thấp trong thời gian dài chứ không chỉ là những chương trình khuyến mãi, giảm giá trong một thời gian nhất định.

Với các chương trình khuyến mãi kéo dài trên 90 ngày mà doanh nghiệp đã và đang áp dụng trước thời điểm 1/7, Thông tư 11 không hồi tố đối với các chương trình khuyến mại này, ông Hải cho biết. 

Theo Vietnamnet

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0