Thứ tư, 24/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 29/05/2010
Phát triển ICT ở Việt Nam: Nội lực ở đâu?

Nội lực ICT của Việt Nam còn yếu kém là cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài. Ảnh: P.V

Việt Nam đang xác định sớm trở thành quốc gia mạnh về CNTT. Mới đây, một diễn đàn về cơ hội xây dựng thương hiệu ICT ở Việt Nam cũng đã được bàn đến. Tuy nhiên, có một câu hỏi lớn là: Nội lực để phát triển ICT ở Việt Nam là cái gì, ở đâu thì dường như vẫn còn mông lung.

Việt Nam hiện có gì?

Trước hết, cần ghi nhận quyết tâm lớn của hệ thống quản lý, DN và cả giới ICT trước mục tiêu đưa VN trở thành quốc gia mạnh về CNTT. Tuy nhiên có lẽ chỉ “nghĩ lớn” thôi là chưa đủ. Vấn đề cần biết là hiện VN đang có gì, sẽ làm gì và như thế nào trước mục tiêu này?

Cần điểm qua thực trạng ICT của VN. Có thể nói, nổi bật nhất là ngành viễn thông. Chỉ với những cái tên như Viettel, MobiFone, VinaPhone... đã đủ mừng về tương lai viễn thông di động. Mảng điện thoại cố định và Internet cũng có thể yên tâm với VNPT, Viettel, FPT... Nhưng xét cho cùng, những DN này chỉ là DN cung cấp dịch vụ, còn công nghệ cốt lõi như hạ tầng mạng, thiết bị đầu cuối vẫn phụ thuộc vào nước ngoài.

Gần đây, người ta bắt đầu nghe nói đến Q-Mobile, rồi F-Mobile và Viettel cũng dự định sản xuất điện thoại di động. Tuy nhiên trên thực tế, những loại điện thoại này sẽ đều chỉ là một dạng “nội địa hoá cái tên”, còn công nghệ, thiết bị, thậm chí là sản xuất, lắp ráp cũng gần như hoàn toàn phụ thuộc vào hoặc “bị” nghi ngờ như trường hợp Q-Mobile(?) là xuất xứ Trung Quốc, Đài Loan. Thậm chí chỉ sau một thời gian ngắn tung ra sản phẩm, những hạn chế về chất lượng, giá cả, mẫu mã đã thấy rõ.

Còn về lĩnh vực sản xuất máy tính và phần mềm, bấy lâu cộng đồng CNTT vẫn buồn rầu vì hầu như lĩnh vực này không hề phát triển, hoặc phát triển quá chậm. Những mục tiêu như máy tính thương hiệu VN; mục tiêu 800 triệu USD phần mềm vẫn chỉ là xa vời, thậm chí còn là sự thụt lùi. Những dòng máy tính E-Lead hay CMS đang buộc phải nhường chỗ cho HP, Acer. Bên cạnh đó, hầu hết các loại phần mềm cốt lõi vẫn là sản phẩm nhập ngoại. Ngay cả niềm vui nho nhỏ là con số vài trăm triệu USD phần mềm thực chất chủ yếu vẫn chỉ là sự gia công cho các DN nước ngoài.

Tiếp đến là lĩnh vực game và mạng xã hội. Nhìn đi nhìn lại thì các ông lớn VinaGame, VTC... cũng chỉ là làm dịch vụ bán game nước ngoài. Mạng xã hội thì cũng chủ yếu là sản phẩm nhập ngoại, số ít mạng xã hội “nội địa” thì vẫn chưa hấp dẫn được chính cộng đồng người Việt.

“Người Việt dùng hàng Việt” đã là thắng lợi

Với bức tranh tổng thể chủ yếu là sắc xám này cũng đủ thấy VN đang đứng ở đâu trên bản đồ ICT. Nhưng quan trọng hơn, “bột” này chính là cơ sở để giới quản lý và cộng đồng ICT biết được nên “gột hồ” như thế nào. Một nhận định “xót xa” có từ lâu và đến giờ vẫn đúng là: VN chưa sở hữu bất kỳ công nghệ nguồn, công nghệ cốt lõi nào.

Chưa hết, năm 2007 khi sơ kết Chỉ thị 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước nhận định: CNTT của VN bị tụt hậu, các chương trình, đề án phần lớn ách tắc, hiệu quả thấp hoặc thất bại; CNTT chưa trở thành một trong những động lực quan trọng nhất của phát triển KT - XH. Từ đây các chuyên gia lo ngại đến năm 2010 tổng kết chỉ thị này, điệp khúc trên rất có thể sẽ tiếp tục lặp lại.

Từ đây sẽ thấy VN chưa nên “mơ” về mục tiêu xa vời là vươn ra toàn cầu, hay “lạc quan tếu” về một nền CNTT hùng mạnh trong tương lai ngắn. Riêng về thị trường ICT, các chuyên gia cho rằng chỉ cần phát triển và thuyết phục được “Người Việt dùng hàng Việt” đã là thắng lợi.

Ví dụ là các DN trong nước chỉ chiếm được 50% trở lên trong số vài chục triệu máy điện thoại di động, TV, máy tính, các loại thiết bị nghe nhìn... đã là quá lý tưởng. Bởi đây là số tiền lên đến vài tỉ USD mỗi năm. Hoặc thuyết phục được 50% trở lên số người dùng mạng xã hội hiện nay, số game thủ đang “cày” game cũng đủ để mang lại doanh thu lại vài trăm triệu USD hằng năm đều đặn.

Từ đây sẽ thấy, ICT của VN sẽ chẳng thể bỏ qua, hay đốt cháy giai đoạn này. Đơn giản là nếu không thành công trước mắt, không thắng lợi trên chính sân nhà của mình thì chẳng thể nào vươn ra toàn cầu hay hùng mạnh ở một xứ sở xa xôi nào đó. Vì thế, đâu là đích đến của ICT VN?

Theo Lao động

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0