Thứ hai, 29/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 22/05/2010
Băng rộng cáp quang: 3 năm nữa sẽ phổ biến?

Sau khoảng 5 năm ADSL xuất hiện, thị trường đã xuất hiện xu hướng chuyển đổi sang dịch vụ băng thông rộng qua cáp quang FTTH.  Trong tháng 5, Viettel và VDC/VNPT đồng loạt công bố những gói cước FTTH mới, FPT Telecom cũng đưa ra chương trình khuyến mãi mới cho những gói cước này.

Mô tả ảnh.
Ảnh: HH
FTTH có khả năng cung cấp đa dịch vụ trên một kết nối, các dịch vụ như Hosting Server riêng, VPN (mạng riêng ảo), Truyền dữ liệu, Game Online, IPTV (truyền hình tương tác), VoD (xem phim theo yêu cầu), Video Conferrence (hội nghị truyền hình), IP Camera… được hứa hẹn sẽ nở rộ và cuộc cạnh tranh khốc liệt để giành giật khách hàng băng rộng trên mạng cố định sẽ diễn ra.

Tiềm tàng dấu hiệu bứt phá

Trong “cuộc chơi” này, FPT Telecom giữ vị trí tiên phong bằng việc thử nghiệm công nghệ  sớm nhất, từ tháng 12/2006 tại Hà Nội và thành phố HCM.

Đến năm 2009, Phó TGĐ VNPT Bùi Thiện Minh đã từng nói: VNPT phát triển Internet băng rộng theo lộ trình tuần tự, bắt đầu từ kế hoạch trung hạn là kéo cáp đồng và phát triển dịch vụ điện thoại cố định. Tiếp theo đó, kế hoạch dài hạn sẽ kéo cáp quang và từng bước cung cấp các dịch vụ không dây như WiFi, WiMax tới người sử dụng. Vì thế, việc “quang hoá” của VDC đã nằm trong lộ trình.

Thông tin từ NetNam cho hay, trong 2 năm gần đây, doanh nghiệp này đã định hướng “quang hóa” các kết nối Internet cho khách hàng của mình. Các thuê bao ADSL của NetNam đang có băng thông tối đa chiều down là 24Mbps, và chiều up là 4Mbps trên nền công nghệ ADSL 2+.

Ngay từ khi cung cấp ADSL, FPT Telecom chỉ cung cấp dịch vụ ADSL ở những đô thị lớn với tham vọng khai thác tối đa những khách hàng có nhu cầu sử dụng internet băng thông rộng và tối đa hoá lợi nhuận. Đến nay, ADSL của FPT được coi là dịch vụ “khủng” nhất với gói cước “khủng” nhất.  Hiện nay, ADSL của FPT đã đến 39 tỉnh thành với 20.000 thuê bao FTTH và 600.000 thuê bao băng rộng; mục tiêu phủ cáp 63 tỉnh thành vào năm 2015.

Tuy có lợi thế là mạng lưới rộng khắp nhưng VDC lại gặp khó là hệ thống cáp đồng lớn vừa khó và tốn kém cả thời gian và tiền bạc để chuyển đổi sang cáp quang nên ở những thành phố lớn, nhiều khả năng, các đối thủ sẽ sớm rút ngắn được khoảng cách với VDC.

Mặc dù ADSL của Viettel đã phủ tới các huyện trên cả nước nhưng một thời gian dài, dịch vụ này “im hơi lặng tiếng” và phải đến cuối năm 2009, Viettel mới “xốc” lại chiến lược kinh doanh internet bằng việc sẽ tập trung kinh doanh dịch vụ tại các địa bàn tiềm năng với việc tăng tốc băng thông để “bơm” vào các dịch vụ GTGT trên đó.

Từ 15/5/2010, Viettel tung ra 03 gói cước FTTH mới với nhiều dịch vụ GTGT như băng thông quốc tế cao, nhiều IP tĩnh, triển khai được các ứng dụng cao cấp trên internet như hosting Server riêng, mạng riêng ảo (VPN), truyền dữ liệu, game online, truyền hình tương tác (IPTV), xem phim theo yêu cầu (VoD), hội nghị truyền hình (Video Conference), IP Camera… Các khách hàng đang sử dụng các gói cước FTTH cũ của Viettel sẽ được nâng băng thông sử dụng lên gấp 2,5 lần so với mức cũ với chi phí không đổi.

Ngày 31/3/2010, Tập đoàn Công nghệ CMC đã công bố việc trở thành cổ đông chiến lược của Công ty NetNam với việc nắm giữ 43.8% cổ phần của NetNam. Ông Vũ Thế Bình, Phó Giám đốc Công ty NetNam cho biết: Mục tiêu cụ thể đến năm 2012 của NetNam qua sự hợp tác chiến lược này là NetNam sẽ đứng trong TOP 5 các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), đứng đầu trong một số mảng thị trường chuyên biệt, và là một ISP đặc sắc về sản phẩm và dịch vụ.

FTTH sẽ phổ biến trong 3 năm nữa?

Ông Bình nhận định: Quang hóa là tất yếu. Sự hội tụ các dịch vụ viễn thông, truyền thông, giải trí đòi hỏi băng thông lớn và độ ổn định cao. Chỉ có cáp quang mới đảm bảo các yêu cầu mới đó của thị trường với chi phí hợp lý. Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã cung cấp dịch vụ FTTx (gồm có nhiều loại như FTTH, FTTO, …) trên nền công nghệ khác nhau. NetNam cũng đã cung cấp dịch vụ FTTH và FTTO trên địa bàn Hà Nội và TPHCM được gần 2 năm. Theo tôi, trong thời gian tới, khi cáp quang trở nên thông dụng, thì cạnh tranh chủ yếu của các nhà cung cấp dịch vụ sẽ là các dịch vụ kèm theo truy nhập Internet (như IPTV, VoIP, …).

Với những người có nhu cầu sử dụng internet thường xuyên, với chi phí từ 100.000 đồng/tháng trở lên thì băng rộng cố định mới là giải pháp hoàn hảo. Trên băng rộng này, người dùng được sử dụng chiếc tivi thay cho máy tính và thay vì gõ bàn phím là bấm chiếc điều khiển để xem phim, nghe nhạc, chat, vào mạng xã hội, gọi điện thoại giá rẻ, hội họp qua mạng…

Nếu nhà mạng cung cấp ADSL nào không tăng băng thông, “cấy” nhiều dịch vụ GTGT trên đó đồng nghĩa với việc nhìn khách hàng rời mạng đến với nhà cung cấp khác.

“Tôi cho rằng các nhà viễn thông lớn sẽ giảm cước ADSL, đặc biệt ở các địa phương để lôi kéo người dân dùng dịch vụ của mình qua mạng điện thoại nội hạt. Thị trường các tỉnh vẫn còn nhiều triển vọng do cạnh tranh chưa khốc liệt và 3G chưa phủ khắp. Đến năm sau, cáp quang và 3G mới là chủ đề chính, ông Bình dự báo.

Theo giới chuyên gia, FTTH mới chỉ được các doanh nghiệp, đại lý internet dùng là chủ yếu nhưng thị phần còn nhỏ, chưa đến 10% thị trường băng rộng hữu tuyến.

Theo tính toán của FPT Telecom, hiện nay, suất đầu tư cho 1 thuê bao FTTH còn cao, 300 – 500 USD/port FTTH, gấp từ 10 – 15 lần chi phí đầu tư ADSL nên giá thành dịch vụ FTTH còn cao. Với đà này phải mất 2, 3 năm nữa, FTTH mới đến được với nhà dân, ông Nguyễn Văn Khoa, Phó TGĐ FPT Telecom dự báo.

Về mặt chất lượng dịch vụ, bên cạnh việc giám sát của nhà nước và người sử dụng, theo quy luật thị trường, chính các “tay chơi” trong cuộc đua phải bám sát nhau để thu hút và giữ khách hàng nếu không muốn bị loại khỏi cuộc chơi.
Theo Vietnamnet
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0