Thứ tư, 24/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 07/05/2010
Thương hiệu ICT Việt Nam: Cần cộng đồng chung tay

Cho dù doanh nghiệp ICT của Việt Nam đã bắt đầu “vươn ra biển lớn”, thế nhưng thương hiệu ICT của Việt Nam vẫn đứng ở vị trí “khiêm tốn” trong mắt toàn cầu.

Báo Bưu điện Việt Nam đã phỏng vấn ông Vũ Hoàng Liên, Giám đốc Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) về vấn đề này.

Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có yêu cầu ngành ICT cần phải xây dựng doanh nghiệp dân tộc hay nói cách khác là xây dựng thương hiệu ICT cho quốc gia và từng doanh nghiệp. Theo ông hiện thương hiệu ICT của chúng ta đang ở đâu?

Hiện nay, Việt Nam đang rất thiệt thòi về thương hiệu, không những thiệt thòi trên thị trường quốc tế mà còn thiệt thòi ngay tại thị trường trong nước. Theo tôi, để xây dựng thương hiệu sản phẩm thì ngoài thương hiệu riêng cho doanh nghiệp, sản phẩm thì thương hiệu chung của cả quốc gia rất quan trọng. Thế nhưng một trong những thiệt thòi của chúng ta lại chính là thương hiệu quốc gia chứ không phải là một thương hiệu cụ thể, tức là toàn bộ thương hiệu của chúng ta bị mất giá trị chung bởi thương hiệu chung của cả quốc gia.

Thương hiệu chung mà tôi muốn nói ở đây là toàn bộ thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam, các sản phẩm dịch vụ Việt Nam. Theo đánh giá của tôi, uy tín trong kinh doanh và thương mại của người Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực là thấp. Vì thế, khi nói đến Việt Nam, đầu tiên là người ta nghĩ đến uy tín và chất lượng thấp, đó chính là cái gốc của sự thiệt thòi. 

Riêng lĩnh vực ICT, nếu nói đến chất lượng của dịch vụ, tôi có thể khẳng định, chúng ta ở một điều kiện tầm cỡ về chất lượng, dù cho sản phẩm về phần cứng và phần mềm của chúng ta không thể tốt được như dịch vụ. Tuy nhiên, các sản phẩm của chúng ta như phần mềm, phần cứng, hay dịch vụ viễn thông… vẫn bị mang cung cách của người Việt Nam là không “đến đầu đến đũa” và hay bị “đầu voi đuôi chuột”. Dù lĩnh vực ICT có đỡ hơn những lĩnh vực khác nhưng vẫn tồn tại những đặc điểm chung của con người Việt Nam là vẫn thiếu sự nghiêm túc trong các cam kết. Đó cũng là lý do ảnh hướng đến uy tín và hình ảnh chung của chúng ta.

Còn về văn hoá trong thương mại, cho dù cộng đồng ICT nói chung tương đối văn minh, con người tiên tiến và đỡ hơn những cộng đồng khác nhưng không phải không có vấn đề. Ngoài ra, hầu hết các sản phẩm ICT của chúng ta không đạt các chuẩn mực về mặt thương mại, cho dù có thể đạt về mặt kỹ thuật, nghiệp vụ, công dụng, chức năng.

Vậy theo ông muốn xây dựng thương hiệu ICT quốc gia thì cần phải làm gì?

Theo tôi, để có thể xây dựng được thương hiệu chung thì phải cần phải từ phía nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng, đặc biệt trong lĩnh vực ICT. Hiện nay chính người tiêu dùng đang làm hại uy tín của thị trường Việt Nam như hacker, ăn cắp thẻ, thương mại điện tử mất uy tín...

Đó là lý do tại sao người ta lại đưa Việt Nam vào blacklist, block, deny, spamming… và đối xử bất bình đẳng. Cho nên để xây dựng thương hiệu quốc gia và giúp cho Việt Nam không bị thiệt thòi thì trách nhiệm phải cả từ phía người sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng.

Từng công ty, thương hiệu, sản phẩm dịch vụ có mạnh mà cả môi trường này không mạnh thì giá trị chung của công ty, thương hiệu, sản phẩm cũng giảm. Đó là lý do tại sao, tôi quan tâm hơn đến việc cả cộng đồng chúng ta phải cùng nhau chăm lo để xây dựng môi trường, thương hiệu, uy tín chung. Nếu chúng ta không làm được cái này thì mọi cố gắng khác đều sẽ mất mát vô cùng lớn.

Trong việc xây dưng thương hiệu ICT quốc gia, theo ông nhà nước sẽ đóng vai trò như thế nào?

Việc xây dựng thương hiệu rất cần sự hỗ trợ của nhà nước. Thực sự, nhà nước phải có một chương trình quốc gia để xây dựng thương hiệu. Theo quan điểm của tôi, nhà nước phải hỗ trợ giá trị “vô hình” để tạo ra động lực, xúc tác, năng lực, tiềm năng, còn làm được hay không thì phải phụ thuộc vảo bản thân các doanh nghiệp. Với sự hỗ trợ “vô hình”, nhà nước sẽ chỉ đóng vai trò tư vấn, hỗ trợ, đào tạo, bảo lãnh về pháp lý, bảo hiểm, còn làm tốt hay không thì phải do bản thân các doanh nghiệp.

Còn với cộng đồng thì nên có một luật chơi chung và được thể chế hóa dưới dạng hiệp hội, thể chế hóa trong cộng đồng và có thể cam kêt bằng biên bản hay luật bất thành văn để cùng nhau bảo vệ và xây dựng uy tín để doanh nghiệp, để có thể phát triển lên mà không ảnh hưởng đến xã hội.

Cảm ơn ông!

Thái Khang – Nguyễn Khiêm 

Theo Icntews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0