Thứ tư, 24/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 05/05/2010
Doanh nghiệp phần mềm giáo dục: Khó tiếp cận dự án

Hàng năm, Nhà nước đều có chi ngân sách cho ngành giáo dục (GD) để đầu tư CNTT. Nhưng các DN làm phần mềm (PM) GD cho biết, rất khó tiếp cận các dự án dùng nguồn tiền này.

Nhiều chủ trương…

“Ở . nước ngoài, có những tập đoàn sản xuất PM GD lớn vì họ có cơ chế giúp DN phát huy tối đa chất xám và đóng góp. Các tập đoàn chia sẻ với những DN vừa và nhỏ, giúp họ cùng phát triển. Tôi mong ở Việt Nam cũng tạo ra những cơ chế để có nhiều tập đoàn lớn làm PM hơn nữa, không chỉ cho ngành GD mà cho cả các ngành nghề khác. Và cũng mong các tập đoàn này chia sẻ với các DN vừa và nhỏ cùng phát triển như ở nước ngoài”, ông Đỗ Xuân Kế.

TS Đỗ Mạnh Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển GD, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho biết, những năm qua, ngành GD có rất nhiều chủ trương phát triển PM GD và thiết lập môi trường CNTT-TT hỗ trợ GD như: Thiết lập cổng thông tin GD điện tử của Bộ GDĐT; Xây dựng ngân hàng bài giảng điện tử trong các trường ĐH (đã đưa lên mạng ebook.edu.net). Năm 2008, Bộ đã ký kết với Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel, xây dựng hạ tầng CNTT cho hệ thống GD đến hầu hết các trường phổ thông trong cả nước.

Ngành đã phát động nhiều phong trào thi đua, cuộc thi để xây dựng bài giảng điện tử, giáo trình điện tử, PM dạy học, đã lấy năm học 2008 – 2009 là năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT… Đáng kể nhất là cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử e-Learning” dành cho giáo viên THPT trên cả nước cho 6 môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh và Tin học. Cuộc thi còn có nội dung thi chung gồm: website e-Learning theo các chủ đề môn học, sách giáo khoa điện tử, các thí nghiệm ảo và các bài trình chiếu hỗ trợ giảng dạy cho 6 môn học nêu trên…

Không có đơn đặt hàng…

Thế nhưng, ông Nguyễn Anh Ngọc, Giám đốc Công ty TNHH Phần mềm Anh Ngọc cho biết, công ty đã hoạt động 10 năm nhưng chưa tìm được hợp đồng sản xuất hay bán sản phẩm (SP) nào cho ngành GD. Ông Ngọc luôn khát khao tìm các đơn hàng từ ngành này nhưng rất khó! Ông gặp bạn bè cùng làm PM GD xem có cách nào đưa được SP của mình vào ngành dọc của Bộ GD không, nhưng bạn bè đều lắc đầu: “khó và nhiêu khê lắm!” Để duy trì hoạt động của công ty, nuôi khát vọng, ông Ngọc sản xuất các PM dạy và học bán cho bên ngoài…

Cùng chung cảnh ngộ, Công ty TNHH Dịch vụ Tin học Bến Thành (SP chính là hệ thống mạng Eschool) do ông Đỗ Xuân Kế làm Giám đốc cũng đang phải đối mặt với thực trạng “đói đơn hàng” từ ngành. Ông Kế cho biết, ông là giáo viên đi làm PM GD, có hơn 10 năm nghiên cứu, xây dựng ra hệ thống PM GD hỗ trợ quản lý, giảng dạy và học tập…Với hệ thống này, có thể triển khai đồng bộ từ trên xuống theo ngành dọc, giúp kết nối thông tin, dữ liệu giữa các trường với nhau và giữa các trường với Bộ; Giúp học sinh, phụ huynh có thể nắm bắt thông tin của nhà trường và kết quả học tập của con em… Quan trọng hơn, hệ thống giúp tiết kiệm chi phí đầu tư khá lớn cho CNTT trong nhà trường…

Ông Kế đã đem hệ thống PM GD trên giới thiệu tại các trường phía Nam, được nhiều thầy cô, quản lý nhà trường khen giải pháp hay! Thậm chí có trường cho rằng, giải pháp của ông Kế hay hơn giải pháp của họ đang dùng… nhưng ông Kế chờ mãi vẫn chưa nhận được đơn đặt hàng nào. Ông Kế cho biết, hiện chỉ có duy nhất Sở GDĐT tỉnh Đồng Nai sử dụng (4 năm) SP của ông cho toàn bộ hệ thống trường học trên địa bàn tỉnh. Ông Kế có được hợp đồng này là nhờ vào sự quen biết (ông có quá trình công tác lâu dài tại ngành GD Đồng Nai trước đó)... Ông lo khi ngành GD Đồng Nai thay đổi nhân sự, chưa chắc ông tiếp tục được dự án sử dụng ngân sách nhà nước duy nhất này.

Để phần mềm giáo dục phát triển...

“Có thể ngành GD không xác định được các tiêu chí cụ thể cho việc xây dựng hệ thống CNTT. Điều này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về công nghệ dạy học, trong khi đó số chuyên gia về công nghệ dạy học ở Việt Nam không nhiều. Trong các DN PM hiện nay, số chuyên gia về công nghệ dạy học rất ít nên PM viết ra còn nhiều hạn chế. Bản thân các DN CNTT-TT cũng chú trọng đến kinh doanh trang thiết bị hơn là huấn luyện và nếu có huấn luyện thì thường chú trọng hướng dẫn sử dụng về mặt kỹ thuật hơn là cách thức áp dụng về sư phạm.

Theo tôi DN cần chú trọng đến hiệu quả sư phạm trong các dự án đầu tư CNTT-TT cho ngành. Các cấp quản lý không nên phê duyệt các dự án đầu tư trang thiết bị nếu không xác định hiệu quả cụ thể về sư phạm và không có chương trình bồi dưỡng nhân lực. Cần ưu tiên hỗ trợ các nghiên cứu về công nghệ dạy học với sự trợ giúp của CNTT-TT nhằm tạo ra các giải pháp đột phá về sư phạm; Có chính sách ưu đãi về kinh tế đối với các DN phát triển PM GD, nhất là khi các DN này liên kết, hỗ trợ các trường (đặc biệt là các trường ĐH, CĐ) để nghiên cứu phát triển các PM GD…”

TS Đỗ Mạnh Cường.

Hoạt động thiếu đồng bộ

Để tìm kiếm cơ hội tiếp cận với ngành GD và xây dựng SP của mình cho phù hợp, ông Kế đã nghiên cứu và tìm hiểu rất kỹ các hệ thống CNTT mà ngành và các cơ quan, trường học trực thuộc đang ứng dụng. Ông thấy, hệ thống CNTT của ngành GD chưa đồng bộ, hoạt động rời rạc, mạnh ai nấy làm, không kết nối cơ sở dữ liệu được từ trên xuống, từ dưới lên, giữa các trường với nhau, không đảm bảo minh bạch thông tin…

Đề án nghiên cứu về CNTT-TT trong trường học của nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM do TS Đỗ Mạnh Cường làm chủ nhiệm cũng cho thấy: Đa số cơ sở đào tạo không có chiến lược và kế hoạch phát triển, nâng cao năng lực CNTT-TT. Các cơ sở đào tạo chỉ tập trung trang bị máy tính, máy chiếu, mạng nội bộ phục vụ yêu cầu đào tạo CNTT trước mắt, thiếu những chiến lược thay đổi trong tổ chức và điều hành hệ thống thông tin (HTTT) nhà trường. Các cơ sở đào tạo thiếu quan tâm đến những điều kiện cần thiết để đổi mới phương pháp học và dạy, không có hệ thống tài nguyên cũng như không có chiến lược cho hệ thống này. Hầu hết GV chỉ sử dụng máy tính vào những công việc chuẩn bị giảng dạy và giảng dạy theo hứng thú và hiểu biết cá nhân nên SP mang tính riêng lẻ, thiếu đồng nhất, không hệ thống, rất khó phân phối và chia sẻ. Các dự án CNTT-TT về GD hầu hết chưa có sự tham gia của GV nên GV không thể có kinh nghiệm tổ chức, quản lý dự án CNTT-TT và khó thay đổi sang phương pháp giảng dạy mới… “Thị trường PM GD Việt Nam còn rất lớn”, TS Cường nhận định.

“Nhà nước hỗ trợ DN PM vừa và nhỏ nhưng chỉ mới hỗ trợ thuế (miễn thuế trong 4 năm đầu và giảm 50% thuế thu nhập cho 5 năm kế tiếp), chưa có kế hoạch phát triển khác. Các dự án PM của ngành GD không thể đến các DN nhỏ, dẫn đến lãng phí năng lực của các DN PM nhỏ sản xuất PM theo từng ngành. Bộ GDĐT nên xem thử các PM GD đã có trên thị trường có thể đưa vào sử dụng cho ngành của mình không hoặc cùng DN đó phát triển thêm, đó cũng là một cách giảm đầu tư. Nếu Bộ thấy nội dung phù hợp nhưng không giống chương trình đang giảng dạy thì có thể khuyến khích các trường sử dụng PM làm tài liệu tham khảo thêm cho học sinh. Hoặc Nhà nước quan tâm hơn nữa thì giúp DN truyền thông thêm về PM GD Việt Nam hiện có trên thị trường... Đó cũng là những cách hỗ trợ DN làm PM GD”, ông Nguyễn Anh Ngọc.

Theo Pcworld

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0