Thứ năm, 26/12/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 04/05/2010
Sẽ áp dụng chữ ký điện tử với các dự án vay vốn của WB

Chữ ký điện tử là một chương trình của Ngân hàng Thế giới (WB) đã được thử nghiệm thành công tại 20 quốc gia ở các khu vực khác nhau. Trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ đã áp dụng từ tháng 11/2009 và sau đó là Indonesia. Cuối tháng 4/2010, WB hy vọng tiếp tục triển khai chương trình này tại phần lớn quốc gia đang vay WB.

WB cho hay chữ ký điện tử là một trong các giai đoạn của Sáng kiến giải ngân điện tử của WB.

Tháng 11/2006, WB đã cải tiến việc ký đơn rút vốn theo hình thức E-form. Theo đó, từng dự án sẽ lên mạng khai vào đơn rút vốn điện tử trên trang web của WB. Sau khi đơn rút vốn điện tử được điền đầy đủ các thông tin cần thiết, dự án sẽ in ra và trình các đại diện được ủy quyền ký đơn và gửi WB cùng các tài liệu đi kèm (cách thức này gần giống với cách khai form Visa điện tử của Mỹ).

Đối với việc áp dụng chữ ký điện tử, với hình thức này, các dự án sẽ khai đơn rút vốn điện tử trên mạng, các tài liệu đi kèm sẽ được tải lên trang web của WB. Đơn điện tử sẽ được các đại diện được ủy quyền "ký điện tử" bằng cách cắm một thiết bị gọi là Token do WB cấp vào máy tính để xác nhận đơn rút vốn đó đã được duyệt.

Rút vốn trực tiếp qua mạng: Đơn điện tử sẽ được ký điện tử và gửi thẳng tới bộ phận kho bạc của WB để thanh toán mà không cần có sự can thiệp của nhân viên WB.

WB không bắt buộc quốc gia phải áp dụng chữ ký điện tử và trong thời gian áp dụng chữ ký điện tử, vẫn có thể song song gửi đơn rút vốn truyền thống.

WB cung cấp bảng kê 49 dự án mà Việt Nam vay vốn của WB có thể áp dụng chữ ký điện tử đó là các dự án có thời gian rút vốn tối thiểu 12 tháng. Các dự án còn lại được áp dụng cách rút vốn truyền thống.

Theo đánh giá của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính): Việc áp dụng chữ ký điện tử để giải ngân vốn từ WB có những ưu và nhược điểm sau: Về ưu điểm, tiết kiệm thời gian gửi đơn tới WB, vì vậy sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình giải ngân. Tránh việc đơn rút vốn thất lạc trên đường. Tính an toàn, bảo mật cao do các đội ngũ hacker chuyên nghiệp được WB thuê tấn công thử trang web này đều không thành công. Tuy nhiên, nhược điểm của trang web của WB họat động chậm vì vậy việc tải các tài liệu liên quan trên trang này cũng mất thời gian.

Từ những phân tích trên, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại đề xuất: Tiếp tục trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm với WB trong việc áp dụng chữ ký điện tử. Phối hợp với WB tổ chức một số khóa đào tạo áp dụng chữ ký điện tử cho các ban quản lý dự án. Đồng thời, bổ sung nội dung quy định về hình thức chữ ký điện tử áp dụng đối với các dự án của WB vào Dự thảo thông tư sửa đổi thông tư 108/2007: Cho phép các dự án đủ điều kiện áp dụng cả hai hình thức giải ngân truyền thống và giải ngân sử dụng chữ ký điện tử; trong trường hợp dự án áp dụng hình thức chữ ký điện tử, một bộ đơn rút vốn bằng bản giấy vẫn phải gửi tới Cục Quản lý nợ xem xét, xử lý và lưu theo quy định.

Theo taichinhdientu.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0