Được biết VITEC là trung tâm sát hạch và hỗ trợ đào tạo CNTT, thuộc Bộ Khoa học Công nghệ áp dụng chuẩn kỹ năng CNTT Nhật Bản vào Việt Nam, xin ông cho biết mục đích ý nghĩa của chuẩn kỹ năng CNTT?
Chuẩn kỹ năng là một hệ thống kiến thức mô tả các yêu cầu công việc trong công nghiệp, các tiêu chí hiệu năng và các kiến thức, kỹ năng, khả năng cần có để thành công trong công việc. Chuẩn kỹ năng bao gồm tiêu chí để mọi người phải biết để có khả năng thành công. Chuẩn kỹ năng trả lời cho hai câu hỏi chủ chốt: 1- Người nhân viên cần phải biết gì và biết làm gì (có khả năng gì) để thành công trong công việc hiện nay? 2 - Làm sao để người sử dụng lao động biết được người nhân viên có làm việc tốt hay không?
Mục đích của những chuẩn này là tạo ra một "thước đo chung" được sử dụng làm cơ sở để phát triển nguồn nhân lực, dựa trên sự hợp tác giáo dục và đào tạo những người làm IT chuyên nghiệp giữa các cơ sở đào tạo, công nghiệp và hàn lâm. Vậy chuẩn kỹ năng CNTT được sử dụng trong các lĩnh vực, là "thước đo chung" cho các công ty dịch vụ CNTT hay những đơn vị sử dụng chiến lược kinh doanh của họ. Sự phát triển kỹ năng được đánh giá khách quan nhờ các chương trình đào tạo được các cơ sở nghiên cứu cung cấp. Chuẩn kỹ năng thông thường mang tính tự nguyện, không bắt buộc.
Vậy chuẩn kỹ năng CNTT có ý nghĩa gì đối với người lao động nói riêng và ngành CNTT nói chung thưa ông?
Luôn tồn tại một khoảng cách về trình độ giữa người lao động và người sử dụng lao động, chuẩn kỹ năng là công cụ trao đổi chung kết nối giữa người lao động với - doanh nghiệp sử dụng lao động - cơ sở đào tạo và các cơ quan chính phủ. Là "thước đo chung" về chất lượng nguồn nhân lực bằng cách kết nối của công nghiệp với việc đào tạo cho nhân viên hay học sinh.
Đối với Người lao động, hiểu người sử dụng lao động trông đợi gì ở họ, định hướng đúng trong học tập, nâng cao trình độ bản thân để tiến bộ trong sự nghiệp. Với Người sử dụng lao động: nêu rõ yêu cầu, mong đợi của họ trong công việc, là cơ sở để tuyển chọn, đánh giá chất lượng trình độ nhân viên. Với các cơ sở đào tạo, đào tạo có cơ sở thực tế cho việc đổi mới các chương trình đào tạo sao cho phù hợp với các yêu cầu công việc, việc làm. Cha mẹ, học sinh trao đổi được hiệu quả với nhà trường, giúp con cái định hướng nghề và thành công trong nghề nghiệp. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: nhận biết nhu cầu thực tế của công nghiệp, xu hướng phát triển kỹ thuật công nghệ để có định hướng và hỗ trợ hiệu quả, đăc biệt cho việc kết nối.
Vậy theo ông đâu là những lợi thế của những người đã đạt được chuẩn kỹ năng CNTT mói riêng và ngành CNTT nói chung?
Mọi người học tập và làm việc trong lĩnh vực CNTT đều có thể tham dự các loại hình sát hạch chuẩn kỹ năng CNTT, với lệ phí là: 250.000 đồng, 150.000 đồng (Đối với thí sinh được bảo lưu). Mọi chi tiết liên hệ tại: TRUNG TÂM ÐÀO TẠO - VITEC Điện thoại: 04 35122902 begin_of_the_skype_highlighting 04 35122902 end_of_the_skype_highlighting, FAX: 04 35122903 Ðiạc chỉ: Phòng 601, Tòa nhà HITTC - 185 Giảng võ, Hà Nội
|
Đối với người lao động: Người đạt chuẩn kỹ năng CNTTđược thể hiện khả năng và năng lực về CNTT theo các chuẩn kỹ năng đã được công nhận, qua đó nâng cao được chuyên môn và vị thế của họ với xã hội. Các đơn vị tuyển dụng luôn có rất nhiều ưu đãi dành cho họ như: Được ưu tiên tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp CNTT quốc tế và trong nước; Được ưu tiên cấp visa làm việc tại Nhật Bản; Được ưu tiên tu nghiệp trong các khoá đào tạo trong nước và nước ngoài do VITEC và Hiệp hội Học bổng Kỹ thuật Hải ngoại Nhật Bản (AOTS) tổ chức; Đặc biệt được ưu tiên tuyển dụng vào các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam (VINASA), hay vào công ty Phần mềm FPT(FSOFT) mà không qua thử việc, ngoài ra còn nhiều ưu thế khác nữa.
Đối với doanh nghiệp sử dụng lao động: Chuẩn kỹ năng CNTT là thước đo chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp, nó đánh giá trình độ chuyên môn của nhân lực theo yêu cầu riêng của từng doanh nghiệp. Là một trong những cơ sở để tham gia thị trường nhân lực khu vực và quốc tế. Cung cấp cho các công ty, đơn vị sử dụng nhân lực CNTT những tiêu chí khách quan để đánh giá năng lực, qua đó họ sẽ tuyển chọn được nhân lực đảm bảo có khả năng thực hiện các công việc theo yêu cầu thực tế.
Đối với các cơ sở đào tạo: Xây dựng, cập nhật chương trình đào tạo theo khung kiến thức chung của khu vực và quốc tế; Hiểu biết và xác nhận những kiến thức, khả năng, mức độ đạt được của người kỹ sư theo yêu cầu của các doanh nghiệp; Nâng cao năng lực đào tạo nhân lực khoa học công nghệ.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Biết tiềm lực nhân lực CNTT; Nhu cầu sử dụng nhân lực CNTT và Khả năng đáp ứng của các cơ sở đào tạo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực CNTT; kiểm soát được cả về định tính và về định lượng tiềm lực nhân lực CNTT của quốc gia góp phần hoạch định các chiến lược phát triển.
Xin cảm ơn ông!
Theo Vnmedia