Thứ năm, 16/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 28/04/2010
Dùng CNTT có thể tránh kiểu dạy chay

Từ môi trường thực tế, một giảng viên tại Bình Định đã chứng minh rằng: Ứng dụng CNTT trong dạy và học ở trường phổ thông tránh được lối dạy chay, nhàm chán, thụ động.

Từ nhận thức tốt vai trò của ứng dụng CNTT

Cho đến nay, Sở GD&ĐT Bình Định phối hợp với Chi nhánh Viettel Bình Định đã tiến hành kết nối Internet cho 442/620 trường và cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh, đạt tỉ lệ 71,29%, trong đó có 100% khối trường THPT, 95% khối trường THCS, 87,75% khối trường tiểu học và 18% khối trường mầm non. Số trường và cơ sở giáo dục còn lại chưa được kết nối sẽ được nhanh chóng triển khai trong thời gian sớm nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho các trường có thể tiếp cận nguồn thông tin vô cùng phong phú, đa dạng trên Internet phục vụ giảng dạy và học tập.

Để tạo chuyển biến tích cực trong việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, học tập đem lại những hiệu quả thiết thực, các trường cũng đã đầu tư mua sắm các trang thiết bị cần thiết như: máy tính, máy chiếu, máy chiếu… Cụ thể đã có 73,46% trường THPT trong tỉnh có từ 50 máy tính trở lên, 48,22% trường THCS có từ 20 máy tính trở lên và 6,5% trường tiểu học có từ 15 máy tính trở lên; 100% các trường tiểu học, phổ thông và 78,23% trường mầm non được trang bị máy vi tính để phục vụ cho quản lý giáo dục và khai thác, tra cứu thông tin, ứng dụng trong giảng dạy nhằm tiết kiệm thời gian của thày và trò. Đa số các trường đều mua máy chiếu đa năng, một số trường có máy chiếu vật thể. Các trường THPT, THCS và tiểu học ở thành phố, thị trấn đã trang bị ít nhất một máy chiếu để ứng dụng trong giảng dạy.

Bênh cạnh đó, Sở GD&ĐT phối hợp với Trung tâm CNTT-TT của Sở TT&TT Bình Định tổ chức 3 lớp tập huấn về CNTT cho hơn 120 cán bộ, giáo viên của tỉnh. Trong đó, các cán bộ lãnh đạo, hiệu trưởng, hiệu phó các trường được cung cấp các kiến thức cơ bản về CNTT, vai trò CNTT trong trường học, một số nội dung về định hướng ứng dụng CNTT trong trường học và các tình huống ứng dụng CNTT trong nhà trường. Đối với các cán bộ CNTT, giáo viên được tập huấn nâng cao trình độ tin học; tập huấn về quản trị mạng, quản trị trang web, khai thác hệ thống qua mạng, sử dụng và thiết kế giáo án điện tử.

Theo ông Trần Ngọc Vinh - Phó Giám đốc Trung tâm CNTT-TT Bình Định, “việc ứng dụng CNTT trong nhà trường là một chủ trương hết sức đúng đắn. Nhận thức của thày - trò và phụ huynh về CNTT đã có sự thay đổi khá lớn. Gần đây số lượng học viên của Trung tâm cũng thường xuyên tăng do ngoài những kiến thức tin học cơ bản, thầy cô và các em học sinh còn muốn trang bị thêm những kiến thức về đồ họa, lập trình…”.

Giảng dạy bằng giáo án điện tử

Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy, tức là các bài học được thiết kế, biên soạn và lưu trữ trên máy tính, sau đó nhờ thiết bị máy chiếu kết nối với máy tính để trình chiếu nội dung của bài học ra một màn hình lớn cho học sinh. Với phương pháp dạy học này, thay vì phấn trắng bảng đen, giáo viên chỉ cần click chuột là nội dung bài giảng đã xuất hiện. Việc sử dụng giáo án điện tử sẽ giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian trong việc ghi bảng, sức khỏe của cả giáo viên và học sinh không bị ảnh hưởng bởi bụi phấn.

Hơn thế, giáo án điện tử có thể dễ dàng trình chiếu các hình ảnh trực quan sinh động bổ trợ cho bài giảng, giới thiệu các tài liệu tham khảo đi kèm; giúp giáo viên có thời gian để tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận, phát huy tính tích cực và hứng thú trong học tập. Qua đó, giáo viên không chỉ mang đến cho học sinh những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa mà còn cung cấp cho các em những kiến thức phong phú, hình ảnh sống động, hoặc có cả những video clip minh họa cho bài giảng… Có thể thấy rằng việc sử dụng giáo án điện tử là một bước đột phá trong việc cải tiến và đổi mới phương pháp dạy và học, tránh lối học theo kiểu truyền thống thầy đọc, trò chép một cách thụ động.

Thầy Trần Hữu Dũng (Trường THCS Quang Trung – TP Quy Nhơn) cho biết: “Giáo án điện tử cũng gợi hứng thú cho học sinh nhiều hơn. Và hầu hết các giáo viên đều phấn khởi khi dạy bằng giáo án điện tử, dù chuẩn bị một tiết dạy bằng giáo án điện tử như vậy công phu hơn soạn giáo án truyền thống nhiều…”.

Trường THPT Quy Nhơn được xem là đơn vị đi đầu trong việc trang bị và ứng dụng CNTT trong dạy và học. Thầy Dương Văn Minh - Hiệu trưởng Trường THPT Quy Nhơn cho biết: Hiện nhà trường có 105 máy vi tính kết nối Internet; có 4 đường truyền ADSL bảo đảm cho hàng trăm máy hoạt động cùng lúc. Tất cả cán bộ, giáo viên nhà trường có máy vi tính riêng để làm việc và đều biết soạn và dạy học bằng giáo án điện tử. 15/22 lớp học có máy vi tính riêng kết nối ADSL phục vụ cho giảng dạy. Nhà trường có trang web riêng và tất cả cán bộ, giáo viên đều sử dụng email để trao đổi thông tin.

Theo Ictnews (Giảng viên tại Bình Định)

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0