Chủ nhật, 19/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 27/04/2010
Làm “sống” lại lịch sử bằng công nghệ 3D

Văn miếu Quốc Tử Giám sẽ là nơi đầu tiên được chọn ứng dụng công nghệ số 3D để bảo tồn, tiếp đến có thể là Nhã nhạc cung đình Huế và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Những thành quách, đền đài, những kinh đô xa xưa dù đang bị thời gian tàn phá hay bị vùi sâu nơi lòng đất, những không gian văn hoá đặc trưng, độc đáo của dân tộc… tất cả sẽ được “sống” lại đúng nguyên bản trong thế giới ảo của công nghệ 3D.

Đó là những gì mà dự án hệ thống thông tin điện tử văn hoá xã hội do Trung tâm Công nghệ thông tin (thuộc Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch) hướng tới. Một trong những mục tiêu quan trọng của dự án là hiển thị các di sản văn hoá của quốc gia trong không gian ảo, theo hình mẫu cổng thông tin quốc gia về văn hoá. Dự kiến, công việc này sẽ kéo dài ít nhất 5 năm (2010-2015).

Làm thế nào để phục dựng, bảo tồn các di tích lịch sử, các di sản văn hoá luôn là đề tài được xã hội quan tâm. Bởi lẽ, di sản vật thể vẫn đang bị hủy hoại bởi thời gian còn di sản phi vật thể thì dường như ngày càng mai một.

PGS. TS Nguyễn Trung Tín, Viện trưởng Viện khảo cổ học cho biết: Các kinh đô cổ Việt Nam (Cổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long, thành nhà Hồ, kinh thành Huế) “hầu như đã biến mất khỏi lòng đất”.

Rõ ràng, việc hành động nhanh và chuẩn xác để phục dựng nguyên bản những di tích ấy và bảo tồn chúng cùng thời gian là vấn đề cấp thiết. Và giải pháp số hoá không gian di tích chính là bước khởi động đầu tiên cho hành động bảo tồn di sản.

Ứng dụng công nghệ vào bảo tồn các giá trị văn hoá dưới dạng ảo không còn mới với các quốc gia trên thế giới như Pháp, Anh…. Tuy nhiên, ở Việt Nam, xây dựng hệ thống thông tin điện tử văn hoá – xã hội với mục tiêu chính là hiển thị các di sản văn hoá của quốc gia trong không gian ảo mới là dự án đầu tiên về ứng dụng công nghệ này.

Văn miếu Quốc Tử Giám sẽ là nơi đầu tiên được số hoá. Tiếp đó là những không gian di tích lớn, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã được UNESCO công nhận như Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế.

Khi đó, các máy quét laser quét di tích, dữ liệu sẽ xây dựng mô hình 3D có bổ sung hình ảnh, thông tin, tài liệu nghiên cứu về di tích ấy. Sản phẩm là khối dữ liệu 3D, thể hiện trên máy tính. Công chúng sẽ “thăm viếng” di tích đã được số hoá bằng kỹ thuật 3D qua hệ thống máy tính có phục vụ tại chỗ.

“Ứng dụng công nghệ 3 chiều đem lại hai lợi ích: chúng ta vừa áp dụng được nó cho công tác bảo tồn và nghiên cứu, ngược lại chúng ta quảng bá được di sản văn hóa dân tộc với thế giới”, ông Mai Linh, GĐ Trung tâm Công nghệ thông tin (Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch) nói.

Tuy nhiên, còn rất nhiều những lo lắng xung quanh sự thành công của dự án số hoá di tích này. Ông Mai Linh băn khoăn: “Ở Việt Nam chưa có sự phối hợp tư duy văn hóa và tư duy công nghệ. Những người làm công nghệ mặc dù rất nhanh nhạy trong việc học hỏi kiến thức mới, nhưng không hiểu sâu về quá khứ, không hiểu di sản, giá trị của đồ cổ. Trong khi các nhà nghiên cứu rất hiểu về văn hóa, nhưng không biết nhiều về công nghệ… đây là sự phối hợp rất khó khăn về thế hệ, sự hiểu biết và môi trường làm việc.”

Nhà văn Nguyên Ngọc, người nhiều năm trăn trở với văn hóa Tây Nguyên thậm chí cho rằng nếu công tác bảo tồn trực tiếp làm không tốt thì có thể dẫn đến tái dựng không gian… giả. “Môi trường sống của cồng chiêng Tây Nguyên là núi rừng, là không gian Tây Nguyên. Anh đặt nó vào chỗ khác mà bảo đó là không gian của nó thì thế là sai. Chính vì thế, muốn tái dựng cái gì thì trước hết phải đảm bảo cái mình dựng lại là đúng. Hình ảnh di tích đó phải đúng”, nhà văn Nguyên Ngọc nói.

Nhưng hãy nhìn lại mà xem, các kiến trúc sư, các sinh viên kiến trúc chỉ vì mẩn mê với cái trầm mặc, thanh bình của phố cổ đã tự mình dựng lên một HN xưa thật sinh động trong thế giới 3D. Chẳng phải dự án quy mô quốc gia hay chỉ là thành phố, các chàng trai ấy đã tự mày mò phục dựng và… thành công.

Vậy ta có thể tự tin vào thành công của dự án số hoá không gian di tích lắm chứ. Bởi lẽ, đó dự án với tầm cỡ quốc gia. Nó được chung tay bởi các bộ, ngành, các nhà nghiên cứu lịch sử, các kỹ sư công nghệ thông tin. Và chúng ta có thể tin tưởng rằng, chẳng bao lâu nữa, “khi bạn bước vào Quốc tử giám “ảo”, bạn sẽ không chỉ nhìn thấy các hình ảnh mà còn cảm nhận được không khí của mùa hay thậm chí chiếc lá rơi, ánh nắng vàng qua các hiệu ứng về âm thanh. Ngoài ra khi bạn muốn tìm hiểu về bất cứ thứ gì, từ viên gạch tới tấm bia đá, chỉ cần nhấp chuột là mọi thông tin sẽ được trình diễn” như lời phát biểu của ông Mai Linh.

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0