Thứ bảy, 03/08/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 10/11/2006
Kỳ thi lập trình Quốc tế ACM/ICPC lần thứ 31 khu vực châu á điểm thi Hà Nội từ ngày 24 – 25/11/2006, tại Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Chiều 9.11.2006, tại Hà Nội, Hội Tin học Việt Nam đã tổ chức lễ công bố chính thức về kỳ thi ACM/ICPC vòng loại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương điểm thi Hà Nội năm 2006 tại Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, trong hai ngày 24 – 25.11.2006.

THÔNG BÁO

 Chiều 9.11.2006, tại Hà Nội, Hội Tin học Việt Nam đã tổ chức lễ công bố chính thức về kỳ thi ACM/ICPC vòng loại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương điểm thi Hà Nội năm 2006 tại Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, trong hai ngày 24 – 25.11.2006. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai một kỳ thi lập trình quốc tế, tạo cơ hội cho sinh viên Việt Nam hội nhập bình đẳng với sinh viên các trường đại học danh tiếng trong khu vực và thế giới.


 Tính đến nay, đã có 70 đội tuyển đăng ký tham gia, trong đó có gần 15 đội tuyển quốc tế đến từ những trường đại học lớn như Đại học Quốc gia Đài Bắc thuộc Trung Quốc, Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc), Đại học Hồng Kông – Trung Quốc,... Danh sách 55 đội tuyển “nội địa” cũng đã hội tụ khá đầy đủ những tên tuổi có uy tín như Đại học KHTN Tp Hồ Chí Minh, Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa TP.HCM, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Bưu chính Viễn thông & CNTT,Khoa CNTT - Đại học Mở Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội... Đặc biệt, có sự xuất hiện của các đội tuyển đến từ Đà Nẵng, Hải phòng, Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu, Đại học Hồng Đức – Thanh Hoá, Đại học Quy Nhơn... Mỗi đội tuyển gồm 1 huấn luyện viên và 3 thí sinh. Tất cả thủ tục đăng ký đều được tiến hành trực tuyến trên mạng theo quy định của kỳ thi quốc tế ACM/ICPC.


Lần đầu tiên đăng cai một cuộc thi lập trình quốc tế cho Việt Nam, Hội Tin học Việt Nam và Đại học Công nghệ Hà Nội đã và đang phải nỗ lực hết mình chuẩn bị cho công tác tổ chức trong bối cảnh ngay sau sự kiện APEC - Hà Nội  2006. Theo ông Nguyễn Long, Tổng Thư ký Hội Tin học Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức ACM/ICPC tại Việt Nam: “Cuộc thi sẽ giúp khẳng định vị thế của Việt Nam trong khu vực Châu Á và thế giới về nguồn lực trẻ CNTT-TT; Từng bước khẳng định khả năng hội nhập của tuổi trẻ Việt Nam trong lĩnh vực CNTT-TT, đặc biệt là kỹ năng lập trình theo chuẩn quốc tế và ngoại ngữ, một trong những nền tảng cơ bản cho chuyên gia CNTT-TT; Rèn luyện và quảng bá kỹ năng làm việc tập thể (theo nhóm) cho sinh viên Việt Nam, đây vẫn là điểm yếu của con người Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực CNTT-TT khi hội nhập kinh tế quốc tế; Từng bước đưa thương hiệu các trường đại học, cao đẳng Việt Nam sánh vai trong tốp hàng đầu các trung tâm đào tạo CNTT-TT thế giới”.

Sự kiện này đã nhận được sự ủng hỗ nhiệt tình từ Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ, Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Công an, Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam, Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội... cùng rất nhiều Bộ, ngành, cơ quan, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khác. Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã sẵn sàng chào đón các đội tuyển lừng lẫy Châu Á đến so tài cùng các đội Việt Nam./.

ACM INTERNATIONAL COLLEGIATE PROGRAMMING CONTEST (ICPC)

Thông tin chung
Official Website:
http://icpc.baylor.edu/icpc/default.htm , Tài trợ chính: IBM  (từ 1997)
Kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC (International Collegiate Programming Contest) là kỳ thi lập trình lâu đời, lớn và có uy tín nhất thế giới: tổ chức lần đầu tại Mỹ năm 1970 dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Máy tính ACM. Từ năm 1989. cuộc thi mở rộng quy mô toàn cầu, đặt trụ sở tại Baylor University, các đội dự thi phải vượt qua vòng loại được tổ chức tại các trường đại học uy tín mới được tham dự vòng chung kết (thường là đầu năm tiếp theo). Năm 2005, vô định là đội tuyển Shanghai Jiao Tong University, Năm 2006 vừa rồi Kỳ thi ACM-ICPC World Final 2006 đã kết thúc với chức vô địch thuộc về Đại học Quốc Gia Saratov đến từ CH Liên bang Nga. Kỳ thi ACM-ICPC năm 2006 đã thu hút được 5606 đội đến từ 1737 trường đại học tại 84 quốc gia trên toàn cầu. Đây là một kỳ thi với sự tham dự của hầu hết các đại học lớn tại các quốc gia trên thế giới. Phải kể đến các đại học hàng đầu như MIT, Stanford, CMU, ĐH Thanh Hoa, ĐH Tokyo, KAIST, ... tuy nhiên các đội mạnh nhất vẫn đến từ nước Nga như Saint Peterburg, Saratov ... Kỳ thi ACM-ICPC là một sân chơi lập trình tập trung dành cho các sinh viên đại học với sự tập trung vào tính đồng đội và tính hoàn thiện. Không giống như các kỳ thi khác, hai tiêu chí “đồng đội” và “hoàn thiện” được đặt lên hàng đầu. Tiêu chí “đồng đội” được thể hiện ở chỗ ba thành viên của một đội chỉ được cung cấp một chiếc máy tính, do vậy sự phân công công việc, sự kết hợp chiến thuật, sự phân bổ thời gian phải đạt đến mức hoàn hảo mới có thể trở thành đội vô địch. Tiêu chí “hoàn thiện” được thể hiện qua cách chấm điểm – một bài toán chỉ được công nhận là giải được khi nó phải vượt qua 100% số test của Ban Giám Khảo, chỉ cần sai 1 test thì bài toán đó vẫn tính là chưa giải được. Hai tiêu chí này đánh giá rất rõ nền móng Công nghệ thông tin, đặc biệt là nền móng lập trình ở cấp độ đại học của các thí sinh. Tại vòng chung kết toàn cầu 4/2006, các đội đến từ Bắc Mỹ và châu Á đã không thực sự thành công khi đã cố giải rất nhiều bài toán nhưng không đạt được tính hoàn thiện do bộ test được làm rất công phu, có khả năng “đào xới” được rất nhiều ngóc ngách không hoàn thiện trong các chương trình.
Từ năm 2006, sau quá trình xem xét, cân nhắc, vượt qua các đối thủ nặng ký từ Thái Lan, Singapore, Malaysia, Việt Nam đã được chấp thuận. GS. William B. Poucher, Giám đốc kỳ thi ACM/ICPC toàn cầu đã có thư mời tới Hội Tin học Việt Nam chấp thuận Đại học Công nghệ Hà Nội  đăng cai điểm thi thứ 12 cuộc thi ACM/ICPC tại khu vực Châu Á. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có thể chen chân, giành quyền đăng cai tổ chức vòng loại khu vực Châu Á kỳ thi ACM/ICPC.
Điểm thi ACM/ICPC Khu vực Châu Á - Hà Nội Việt Nam được tổ chức tại trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội từ ngày 24 – 25.11.2006.

* Mô tả khái quát cuộc thi
Theo quy định, mỗi trường đại học, cao đẳng, học viện có thể đăng ký từ 1 đến nhiều đội tuyển tham dự vòng loại khu vực tại điểm thi Đại học Công nghệ Hà Nội hoặc 1 trong số 12 điểm thi vòng loại ACM/ICPC khu vực Châu Á. Thực tế, đã có nhiều trường đại học cử rất nhiều đội tuyển tham gia, điển hình như Đại học Khoa học Tự nhiên –TPHCM với 10 đội tuyển, Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội với 9 đội tuyển..(Điển thi Thượng Hải Trung quốc có trên 1000 đội tuyển đăng ký).
Kỳ thi áp dụng tiêu chuẩn quốc tế như sử dụng tiếng Anh, chấm thi trực tuyến... Máy móc, thiết bị cũng đã được chuẩn bị theo đúng tiêu chuẩn như: sử dụng PC chuẩn, hệ điều hành Windows XP (hoặc Linux) , ngôn ngữ lập trình C/C++, Java (hoặc nguồn mở, không chấp nhận Pascal)...


Thành phần mỗi đội tuyển gồm 3 sinh viên, 1 huấn luyện viên (đã được thực hiện thành công dưới hình thức thi “tập thể - lều chõng” trong kỳ thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam thường niên). Các đội tuyển phải giải 10 bài lập trình (theo thứ tự từ A đến I) trong vòng 5 giờ. Những bước chính cần tiến hành gồm: chọn đề giải, dịch đề, tìm thuật toán và coding, gửi kết quả (nếu không kỹ, kể cả đã qua các test, vấp ở test cuối cùng 10 vẫn không được tính điểm). Kết quả được chấm tự động theo chương trình TEST chuẩn PC^2 của ACM (cách tính từ thời gian nộp, giải đúng qua tất cả các test thì được 1 điểm, nếu giải sai sẽ bị trả về, chỉ báo lỗi theo quy định). Đội đoạt giải Nhất là đội giải được nhiều bài nhất trong thời gian ngắn nhất (PC^2 tự động test và đếm thời gian, lưu chữ quy trình).


Kết quả thi được công bố công khai, minh bạch ngay tại điểm thi: online kết quả trong 4 giờ đầu, riêng giờ thi thứ 5 sẽ tạm ngừng online, công bố kết quả cuối cùng vào Lễ công bố Giải thưởng.
Sẽ có 1 giải vô địch, 3 giải vàng, 4 giải bạc, 4 giải đồng được trao cho 12 đội đứng đầu. Đội vô địch sẽ được tham dự kỳ thi chung kết, dự kiến tổ chức tại Nhật Bản vào tháng 3.2007.
Thông tin có tại

* Hoạt động ngoại khoá
Sau buổi thi trực tuyến 5 tiếng vào sáng 25.11, chiều cùng ngày, các đội tuyển sẽ tham gia tour tham quan Hà Nội., dự kiến làng gốm Bát Tràng hoặc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Lễ trao giải và giao lưu sẽ diễn ra tối cùng ngày.

* Kết quả mới nhất của các điểm thi ACM/ICPC khu vực châu Á
Trong số 12 điểm thi ACM/ICPC khu vực châu Á, đã có 3 điểm thi công bố kết quả chung cuộc. Cụ thể, tại điểm thi Manila, Đội tuyển Đại học Tổng hợp Hồng Kông vô địch sau khi giải 7/10 bài; Tại điểm thi Yokohama (Nhật Bản), đội về nhất cũng giải được 7 bài; Tại điểm thi Seoul (Hàn Quốc), Đại học Quốc gia Seoul đứng đầu với kết quả 8/10 bài./.

Thông tin về kết quả các kỳ thi World Finals
- 4/2006: The 30th ACM/ICPC hosted by Baylor University, San Antonio – Texad.

Rank   Name Solved  Time
1  Saratov State University 917
2 Jagiellonian University - Krakow  1258
3 Altai State Technical University   5  681
University of Twente  5  744
Shanghai Jiao Tong University  766
St. Petersburg State University  815
Warsaw University  820
8   Massachusetts Institute of Technology 831
Moscow State University  870
10  Ufa State Technical University of Aviation  5  980
11  University of Alberta  4  479
12  University of Waterloo  4  636

 - 4/2005: The 29th ACM/ICPC hosted by Shanghai Jiao Tong, Chine.

Rank   Name Solved  Time
1 Shanghai Jiaotong University   1517
Moscow State University  7  711
St Petersburg Institute of Fine Mechanics and Optics  888
University of Waterloo  1046
5  University of Wroclaw  7  1155
Fudan University  7 1275
7 KTH - Royal Institute of Technology   6  965
8  Norwegian University of Science & Technology  6  1054
Izhevsk State Technical University  6  1072
10  POLITEHNICA University Bucharest  6  1113
11   Peking University 6  1131
12  The University of Hong Kong  6  1145


- 2004: St. Petersburg Institute for Fine Mechanics & Optics (St. Petersburg, Russia)
KTH – Royal Institute of Technology (Stockholm, Sweden)
Belarusian State University (Minsk, Belarus)
Perm State University (Perm, Russia)


- 2003: Warsaw University (Warsaw, Poland)
Moscow State University (Moscow, Russia)
St. Petersburg Institute of Fine Mechanics and Optics (St. Petersburg, Russia)
Comenius University (Bratislava, Slovak Republic)

- 2002: Shanghai JiaoTong University (Shanghai, China)
Massachusetts Institute of Technology (Cambridge, MA, U.S.A.)
University of Waterloo (Waterloo, Ontario, Canada)

- 2001: St. Petersburg State University (St. Petersburg, Russia)
Virginia Tech (Blacksburg, VA, U.S.A.)
St. Petersburg Institute of Fine Mechanics & Optics (St. Petersburg, Russia)
University of Waterloo (Waterloo, Canada)


- 2000: St. Petersburg State University (St. Petersburg, Russia)
The University of Melbourne (Melbourne, Australia)
The University of Waterloo (Waterloo, Ontario, Canada)

- 1999: The University of Waterloo (Waterloo, Ontario, Canada)
Albert-Ludwigs-Universitat Freiburg (Freiburg, Germany)
St. Petersburg Institute of Fine Mechanics & Optics (St. Petersburg, Russia)
Bucharest University (Bucharest, Romania)
Duke University (Durham, North Carolina, U.S.A.)

VP Hội

www.itweek.org.vn/ACM_ICPC_VN
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0