Thứ năm, 26/12/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 07/04/2010
¾ mục tiêu phát triển thương mại điện tử “về đích” trước thời hạn

Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử (TMĐT) giai đoạn 2006 – 2010 (gọi tắt là Kế hoạch tổng thể) đã đề ra 4 mục tiêu cần đạt được vào năm 2010. Tuy nhiên, theo thống kê và báo cáo của Bộ Công Thương, 3/4 mục tiêu đều đã được hoàn thành “vượt mức” ngay từ năm 2009.

64% doanh nghiệp lớn

Mục tiêu thứ nhất của Kế hoạch tổng thể là năm 2010, khoảng 60% doanh nghiệp có quy mô lớn tiến hành giao dịch TMĐT loại hình “doanh nghiệp với doanh nghiệp – B2B”.

Thế nhưng năm 2009, khảo sát của Bộ Công Thương về tình hình ứng dụng TMĐT với hơn 2.000 doanh nghiệp trên toàn quốc đã cho thấy tỷ lệ ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp lớn (có từ 300 lao động trở lên) đã vượt mục tiêu. Trên thực tế, đã có 64% số doanh nghiệp lớn (tham gia khảo sát) đã thiết lập website, 88,5% nhận đơn đặt hàng qua các phương tiện điện tử, 62% đã triển khai các phần mềm tác nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, 94,4% sử dụng thư điện tử thường xuyên cho mục đích kinh doanh.

Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành có quy mô kinh tế lớn đã và đang chú trọng đầu tư vào đổi mới công nghệ nhằm tăng năng suất, chất lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhiều tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp kinh tế hàng đầu thuộc các ngành, lĩnh vực như điện lực, viễn thông, dầu khí, thép, dệt may… đã từng bước hướng tới việc xây dựng, phát triển các mô hình kinh doanh sử dụng phương tiện điện tử (mạng kinh doanh điện tử).

Để khuyến khích hơn nữa việc ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp lớn, Bộ Công Thương đã được giao chủ trì Dự án Xây dựng mạng kinh doanh điện tử cho một số doanh nghiệp quy mô lớn. Dự án này đã được phê duyệt và đang chuẩn bị đưa vào triển khai trong năm 2010.

80% doanh nghiệp vừa và nhỏ

Mục tiêu thứ hai của Kế hoạch tổng thể: khoảng 80% doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ biết tới tiện ích của TMĐT và tiến hành giao dịch TMĐT loại hình “doanh nghiệp với người tiêu dùng – B2C” hoặc “B2B”.

Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát năm 2009 của Bộ Công Thương, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã biết tới và đánh giá cao lợi ích mà TMĐT mang lại. Phần lớn doanh nghiệp đã tích cực triển khai ứng dụng TMĐT ở các mức độ khác nhau.

Đến cuối năm 2009, 100% doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia khảo sát đã trang bị máy tính, 92% có kết nối Internet, 79% sử dụng thư điện tử thường xuyên cho mục đích kinh doanh, 70% đã chấp nhận đơn đặt hàng qua các phương tiện điện tử.

Nghĩa là đến cuối năm 2009, mục tiêu 80% doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ biết tới tiện ích của TMĐT và tiến hành giao dịch điện tử B2B, B2C đã cơ bản được hoàn thành.

10% hộ gia đình

Năm 2010, khoảng 10% hộ gia đình tiến hành giao dịch TMĐT loại hình B2C hoặc “người tiêu dùng với người tiêu dùng – C2C”, đó là mục tiêu thứ ba của Kế hoạch tổng thể.

Thực tế, đến cuối năm 2009, một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam tại các thành phố lớn đã khá quen thuộc với việc mua sắm nhiều loại hàng hoá, dịch vụ qua website TMĐT như mua vé máy bay, đồ điện tử, điện thoại di động, máy tính, sách, nước hoa, hoa tươi, đặt tuor du lịch, phòng khách sạn… Giờ đây, TMĐT không chỉ còn tập trung tại 2 thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM mà đã phát triển rộng khắp cả nước.

Năm 2010, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Tổng cục Thống kê tiến hành điều tra tình hình giao dịch TMĐT của các hộ gia đình.

Bên cạnh đó, các dịch vụ nội dung trên nền điện thoại di động phát triển mạnh trong năm 2008 – 2009 cũng giúp cho số lượng người tiêu dùng tiếp cận với loại hình giao dịch TMĐT trên điện thoại di động (m-commerce) tăng nhanh.

Bộ Công Thương cho rằng với tỷ lệ hộ gia đình được kết nối Internet vào cuối năm 2009 là 9,2% và số thuê bao di động năm 2008 đạt mức 86,9 thuê bao/100 dân, thì việc triển khai ứng dụng TMĐT tới mọi thành phần người tiêu dùng trong xã hội đang có nhiều thuận lợi.

Cần nỗ lực phát triển mua sắm công điện tử

Mục tiêu thứ tư của Kế hoạch tổng thể là các chào thầu mua sắm Chính phủ được công  bố trên Trang thông tin điện tử của các cơ quan Chính phủ và ứng dụng giao dịch TMĐT trong mua sắm Chính phủ. Đây cũng là mục tiêu duy nhất trong số 4 mục tiêu của Kế hoạch tổng thể chưa thể hoàn thành trước thời hạn.

Được biết, đến cuối năm 2009, khung pháp lý cho việc ứng dụng giao dịch TMĐT trong mua sắm Chính phủ về cơ bản đã được hoàn thiện. Nội dung về công bố thông tin đấu thầu và đấu thầu qua mạng đã được quy định khá đầy đủ trong các văn bản luật như Luật Đấu thầu năm 2005, Nghị định số 58/2008/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu, Thông tư số 26/2009/TT-BTTTT của Bộ Thông tin & Truyền thông về cung cấp thông tin và đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước và một số văn bản cấp Bộ khác.

Và trên thực tế, các thông tin về đấu thầu, mua sắm công và thông báo mời thầu đã được công bố rộng rãi trên trang thông tin điện tử của nhiều cơ quan Bộ, ngành như Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin & Truyền thông… Bộ Kế hoạch & Đầu tư cũng đang khẩn trương triển khai Dự án Ứng dụng TMĐT vào mua sắm Chính phủ.

Bộ Công Thương cho biết dự kiến đến cuối năm 2010 sẽ thực hiện được mục tiêu về công bố các chào thầu mua sắm Chính phủ trên trang thông tin điện tử của các Bộ, ngành và ứng dụng giao dịch TMĐT trong mua sắm Chính phủ, tạo tiền đề cho việc triển khai diện rộng các hoạt động đấu thầu điện tử trong mua sắm Chính phủ.

Theo taichinhdientu.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0