Thứ sáu, 29/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 07/04/2010
Nghị định 102 về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT: Khó khả thi!

“Nhiều quy định trong Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 6/11/2009 của Chính phủ chưa phù hợp thực tế, thủ tục phức tạp, khó áp dụng, không đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai cải cách hiện đại hoá công tác quản lý thuế”, bà Lê Hồng Hải, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế nhận định.

Góp ý dự thảo trình Bộ Tài chính về triển khai Nghị định 102, Tổng cục Thuế đưa ra 5 vấn đề bất cập.

Thứ nhất, việc triển khai áp dụng Nghị định 102 của Chính phủ vào tổ chức triển khai CNTT hiện tại của ngành Thuế có nhiều vướng mắc do chưa có hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành, cũng như hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức tài chính, các định mức kỹ thuật…

Thứ hai, để đáp ứng được các yêu cầu nghiệp vụ, đặc biệt là sự thay đổi về chính sách, các phần mềm nội bộ của ngành Thuế liên tục phải nâng cấp, việc triển khai cần phải có sự linh hoạt, nhanh chóng, kịp thời. Nếu mỗi lần nâng cấp lại phải lập dự án và thực hiện đầy đủ 8 bước tuần tự như quy định của Nghị định, mỗi bước đều phải qua phê duyệt và thẩm định, thì tiến độ triển khai không thể đáp ứng yêu cầu.

Thứ ba, Điều 24 khoản 2 của Nghị định quy định “Trong trường hợp phần mềm nội bộ dự định phát triển có chức năng kỹ thuật tương đương với phần mềm thương mại đang có trên thị trường, đơn vị có nhu cầu phải mua bản quyền phần mềm thương mại để sử dụng ngay hoặc nâng cấp chỉnh sửa cho phù hợp với nhu cầu sử dụng”. Tuy nhiên, trên thực tế, phần mềm nội bộ luôn cần phải nâng cấp để đáp ứng yêu cầu thay đổi nghiệp vụ, nếu sử dụng phần mềm thương mại thì không được phép tự điều chỉnh, can thiệp vào phần mềm. Đối với mỗi một nâng cấp dù nhỏ hay lớn, chỉ cần thay đổi đến phần mềm thì đều phải mua dịch vụ của hãng và thường chi phí rất cao, chưa kể một số yêu cầu phát sinh không thể đáp ứng được.

Thứ tư, Điều 60 của Nghị định 102 quy định rằng các cá nhân tham gia hoạt động đầu tư ứng dụng phải có văn bằng chứng chỉ và giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý đầu tư ứng dụng CNTT theo quy định của Bộ Thông tin & Truyền thông. Song trên thực tế, hầu hết các cán bộ tham gia đều chưa có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý đầu tư.

Thứ năm, khoản 2 Điều 60 quy định: “cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc tổ chức tư vấn quản lý dự án, chỉ huy thi công, giám sát thi công không được đồng thời đảm nhận quá một công việc theo chức danh trong cùng một thời gian”. Quy định này rất khó thực hiện vì thực tế hiện nay, khi triển khai đồng loạt nhiều dự án, lãnh đạo CNTT hầu hết đều phải kiêm nhiệm chức danh trong nhiều dự án.

Chỉ rõ những bất cập vừa nêu trên, Tổng cục Thuế đã kiến nghị với lãnh đạo Bộ Tài chính rằng trong thời gian chưa có các hướng dẫn cụ thể để thực hiện Nghị định 102, cho phép các phân hệ tiếp tục áp dụng các thủ tục hiện hành để triển khai các dự án CNTT dựa trên danh mục dự án đã được phê duyệt trong đề án phát triển CNTT toàn ngành và danh mục dự toán hàng năm.

Theo taichinhdientu.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0