Thứ tư, 24/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 06/04/2010
Microsoft nhớ Bill Gates

Chưa bao giờ người ta thấy Microsoft “im ắng” đến như thế trong khi Apple liên tục “làm mưa làm gió” thị trường công nghệ. Có lẽ Microsoft cần sự trở lại của Bill Gates.

Không Bill Gates, Microsoft đi về đâu?

Có một câu chuyện mà ít ai để ý nhưng lại phản ánh vai trò gần như không thể thay thế của Bill Gates đối với Microsoft. Tại Hội chợ triển lãm hàng điện tử tiêu dùng năm 2008 (CES 2008), khoảng hơn 200 người tập trung về đó, xếp hàng để được tham dự lần đọc diễn văn khai mạc CES lần cuối cùng của Bill Gates trước khi ông chính thức rời khỏi Microsoft.

Nhưng khi Steve Ballmer bước lên mục và cầm lấy chiếc micro, đám đông đó không ai bảo ai lẳng lặng rời khỏi khu vực hội nghị và tản ra các quầy café quanh đó. Phía dưới Steve Ballmer chỉ còn lại một số nhà báo đang cố gắng theo dõi để mong “vớt vát” được chút thông tin gì đó.

Với những người luôn dõi theo những bước đi của Microsoft, họ hiểu rằng những lời của Bill Gates đáng được lắng nghe không chỉ bởi ông là người giàu nhất thế giới mà ông còn luôn luôn chỉ ra được viễn cảnh của Microsoft và những công nghệ của họ trong tương lai ít nhất là 5 -10 năm tới. Microsoft đang có gì, sắp có gì và sẽ làm gì để biến những viễn cảnh ấy thành hiện thực đều được Bill Gates “vẽ ra” một cách rõ ràng cho dù trong không ít lần, những viễn cảnh ấy bộc lộ sự không tưởng.

Nhưng dưới thời Steve Ballmer, Microsoft gần như lúc nào cũng “nhợt nhạt” và lúng túng. Mỗi khi lắng nghe Ballmer trong thời gian gần đây, người ta chỉ được rót vào tai rằng Windows 7 tuyệt vời đến thế nào, rằng Xbox sẽ bán chạy ra sao, rằng dự án Natal đang rất sáng sủa… Tất cả những thứ mà người ta đã biết, đã từng được trải nghiệm và từng nghiên cứu về nó.

Trong khi đó, người ta biết rằng Google đang tiến đến một đám mây “mang màu sắc Google” nơi tất cả có thể truy cập từ các ứng dụng web của gã khổng lồ tìm kiếm. Người ta biết rằng Intel đang cố gắng đưa những con chip của họ vào tất cả những sản phẩm điện tử trên thế giới và kết nối chúng với Internet. Người ta biết rằng Apple đã có iPhone, sắp có iPad và xây dựng một "hệ sinh thái" bao gồm thiết bị và ứng dụng của riêng họ trên nền iPhone OS… Còn với Microsoft, kể từ năm 2008 đến nay có mấy ai biết họ đang đi đâu và sắp đến đâu ngoại trừ một chiến lược “phần mềm +  dịch vụ” còn rất mờ hồ.

Bill---Ballmer.jpg
Microsoft đang rất cần một nhà lãnh đạo có "suy nghĩ mang tầm bầu trời" như Bill Gates (Ảnh minh họa)

Tầm nhìn của một tay bán hàng

Nhiều ý kiến cho rằng Ballmer vẫn mang toàn bộ những kỹ năng bán hàng của ông ta vào điều hành Microsoft (Ballmer vốn là một giám đốc bán hàng của Microsoft) trong khi hãng phần mềm này lại cần một vị lãnh đạo có tư duy của một lập trình viên. Vào giữa thập niên 70, trong khi Bill Gates đang “coding” ra Microsoft, Steve Ballmer – người bạn học cùng trường ĐH Harvard của Bill đang làm giám đốc sản phẩm của hãng Proctor & Gamble. Có thể, Ballmer là một nhà kinh doanh, một nhà bán hàng xuất sắc nhưng với vai trò của một nhà công nghệ thì... chưa chắc.

Cho đến tận khi Bill Gates quyết định dành nốt những phần thời gian còn lại của mình cho công việc làm từ thiện, Ballmer vẫn “để dành” việc suy nghĩ và hoạch định về những thứ lớn lao cho bạn của mình. Trong thời gian rảnh rỗi, Bill Gates vẫn viết sách về tương lai của công nghệ còn Ballmer chỉ nhắm đến việc đảm bảo cho những con số tiếp tục lớn lên và nhảy nhót như một chú hề trên sân khấu.

Nói như thế không có nghĩa là Microsoft đang thiếu những tài năng về công nghệ, thậm chí họ vẫn còn một đội ngũ vô cùng hùng hậu những tên tuổi lừng lẫy trong làng công nghệ thông tin thế giới như Ray Ozzie – kiến trúc sư phần mềm, Scott Guthrie – phó chủ tịch phát triển của Microsoft và đặc biệt là Steven Sinofsky – kiến trúc sư trưởng của Office 2007 và Windows 7… Đó là những người có cả tài năng trong lĩnh vực công nghệ và tầm nhìn chiến lược ngang ngửa với Bill Gates.

Nhưng giới công nghệ cũng cho rằng bây giờ không phải là lúc ông Ballmer nên “nhường ghế” bởi ông vẫn là người rất cần thiết để đưa Microsoft trở lại đường ray sau cú drifting (cua gấp) và những bất ổn mà sự ra đi của Bill Gates để lại.

Windows 7 đã rất thành công . Windows Server cũng đang rất hứa hẹn, Azure – “đám mây” của Microsoft cũng sắp sửa được xuất xưởng… đó là công sức và thành quả không thể phủ nhận của Steve Ballmer.

Nhưng điều cần thiết nhất của Ballmer ở thời điểm hiện tại có lẽ là một trong số những tài năng công nghệ mà Microsoft đang có đứng lên và đưa ra cho gã khổng lồ phần mềm này những ý tưởng “mang tầm bầu trời” như họ đã gửi gắm trong Windows XP và Windows 7. Còn Ballmer hãy nên quay về tập trung vào việc khiến cho những cổ đông của họ yên lòng và hạnh phúc.

Với vấn đề tiền bạc, Steve Ballmer đúng là số 1.

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0