Thứ hai, 22/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 01/04/2010
Việt Nam giành giải nhất thiết kế vi mạch LSI 2010: Thêm một sự khẳng định

Sáng 20-3, trên bìa 4 nhật báo Ryukyus Shinpo (Nhật Bản) đăng tải thông tin: “19-3-2010 tại Okinawa, Ban tổ chức Cuộc thi thiết kế vi mạch LSI 2010 đã trao giải nhất cho đội “Little Chickens” của Việt Nam...”. Đây là lần đầu, một bản thiết kế vi mạch “made in Vietnam” tham gia sân chơi quốc tế.

Vượt khó

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình khó khăn ở tỉnh Quảng Trị, năm 1998, khi 12 tuổi, Trần Thị Hồng theo bố mẹ đi làm kinh tế mới tại tỉnh Kon Tum. Khó khăn, thiếu thốn không làm cô bé giỏi các môn tự nhiên này chùn bước. Năm 2001, Hồng thi đậu vào lớp chuyên Lý, Trường THPT chuyên Kon Tum, khởi đầu cho những đam mê nghiên cứu về vật lý, điện tử…

Những năm cấp 3 cô bé Hồng xuất sắc với nhiều giải thưởng vật lý: giải nhất cấp tỉnh, giải khuyến khích cấp quốc gia… Hồng đã thi đậu khoa Vật lý, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TPHCM, trong mùa tuyển sinh 2004, lớp cử nhân tài năng. Ra trường sau 4 năm rèn luyện tại khoa Vật lý, chuyên ngành Điện tử - Viễn thông, kỹ sư trẻ Trần Thị Hồng đã được Altela (công ty thiết kế vi mạch của Mỹ) tuyển vào làm việc tại chi nhánh Việt Nam vào tháng 8-2008.

Tuy nhiên, tháng 4-2009, chi nhánh Altela ở Việt Nam đóng cửa do khủng hoảng tài chính. Ngay lập tức, Giám đốc ICDREC Ngô Đức Hoàng đã kêu gọi Hồng và 6 kỹ sư tài năng, kinh nghiệm của Altela về “đầu quân”, cử đi học cao học ngành Thiết kế vi mạch tại ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TPHCM.

Trần Thị Hồng và đồng nghiệp Luyện Đức Hạnh, người hiện thực hóa thiết kế của Hồng chạy trên máy tính. Ảnh: D.V

Vươn lên tầm châu lục

Theo GS-TS Đặng Lương Mô, cố vấn ĐH Quốc gia TPHCM, Nhật là quốc gia chiếm hơn 30% sản lượng vi mạch thế giới, trong đó riêng tỉnh Okinawa chiếm 1/4 cả nước. Để tìm kiếm nhân tài, từ 1997 đến nay, Hiệp hội Sáng kiến bán dẫn Kyushu tổ chức thường niên “Cuộc thi thiết kế vi mạch LSI (Large Scale Integrated)” tại Trường Đại học Ryukyus (Okinawa), dành cho các học viên cao học ngành Thiết kế vi mạch khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Những đội đoạt giải sẽ được học bổng cao học tại Đại học Ryukyus.

Năm 2010 là lần thứ 13 cuộc thi LSI được tổ chức, gồm 27 đội tham dự, với 103 thành viên, đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia, Việt Nam. Theo thạc sĩ Ngô Đức Hoàng, đề bài cuộc thi yêu cầu thiết kế một con chip mã hóa thông tin, có tác dụng sửa lỗi các thông tin truyền đi (trong không gian, dây dẫn…) của các thiết bị truyền tải thông tin. Đề yêu cầu một cách làm, nhưng Hồng đã làm 2 cách: chip mã hóa nhận cả thông tin dạng nối tiếp và song song. Sự sáng tạo này đã gây ấn tượng mạnh với ban giám khảo.

Điều kỳ diệu đã đến khi đội “Little Chickens” (thuộc ICDREC, Việt Nam) lọt vào top 10 trong 27 đội và vượt qua các đội đến từ Nhật Bản, Đài Loan… để giành giải cao nhất. Năm 2008, ICDREC đã cho thế giới biết rằng, Việt Nam hoàn toàn có khả năng tự thiết kế chip vi xử lý, với chip Sigma K3 (đẳng cấp thua thế giới khoảng 12 năm), thì đến nay Trần Thị Hồng đã một lần nữa khẳng định: trình độ, sức sáng tạo của trí thức trẻ Việt Nam có thể sánh ngang tầm khu vực và thế giới...

“Ở Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)… các bạn trẻ có nhiều điều kiện để học tập, nghiên cứu, sáng tạo trong lĩnh vực thiết kế vi mạch nhờ trang thiết bị, cơ sở vật chất rất hiện đại. Ở Việt Nam, tuy điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng quyết tâm, đam mê và sức sáng tạo của chúng tôi không thua! Hiện tại, kinh nghiệm của chúng tôi đang nhiều dần lên nhờ thường xuyên được tham gia các lớp học trong và ngoài nước. Nếu tiếp tục được quan tâm, đầu tư, nguồn nhân lực thiết kế vi mạch Việt Nam sẽ ngày càng tiến bộ, chỉ ít năm nữa, chúng ta có thể tự hào khi thiết kế vi mạch Việt Nam trở thành “ngành công nghiệp””.

Kỹ sư Trần Thị Hồng

Theo SGGP

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0