Thứ tư, 24/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 31/03/2010
Công nghiệp sáng tạo: Việt Nam chưa có số liệu

Theo thống kê của Synovate trong giai đoạn 2007 và 2008, các ngành công nghiệp sáng tạo đóng góp 12% GDP cho Thái Lan, 6,3% cho Indonesia, 5,8% cho Hàn Quốc, 5,6% cho Singapore, 5% cho Philippines, 4% cho Hong Kong... Tuy nhiên, Việt Nam chưa có số liệu của ngành này!

Công nghiệp sáng tạo là gì?

Theo định nghĩa, “công nghiệp sáng tạo” mà nước Anh đưa ra năm 1998, “Công nghiệp sáng tạo là những hoạt động bắt nguồn từ sự sáng tạo, kỹ năng và năng khiếu của cá nhân, có tiềm năng tạo ra của cải, việc làm qua quá trình khai thác quyền sở hữu trí tuệ”. Các ngành công nghiệp sáng tạo có thể khác nhau tùy theo đặc thù của mỗi vùng, mỗi quốc gia.

 

Ngành công nghiệp sáng tạo của Việt Nam vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, tự lực, tự thân vận động. Hình thành một liên hiệp các ngành công nghiệp sáng tạo chắc chắn sẽ tạo được nhiều tác động tích cực như nhà nước dễ quản lý, định hướng, lực lượng lao động sáng tạo được quan tâm đúng mức, thương hiệu và vấn đề bản quyền được đảm bảo hơn...

Theo thống kê của Bộ Thương mại Indonesia năm 2009, bản đồ công nghiệp sáng tạo của họ gồm 14 mảng ngành nghề, trong đó có thời trang (chiếm 44%), thủ công mỹ nghệ (28%), quảng cáo (7%), xuất bản và in ấn (3,5%), kiến trúc (3,2%), là các ngành nghề đóng góp nhiều vào ngành CN sáng tạo của họ.

Vậy "vẽ" bản đồ các ngành công nghiệp sáng tạo để làm gì? Có lẽ dễ thấy nhất là để có được số liệu thống kê, và số liệu thống kê ấy chính là chiếc la bàn cho Chính phủ. Qua đó, Chính phủ vạch ra những hướng đi sắp đến, đưa ra những mục tiêu kinh tế, xã hội phù hợp để đưa đất nước phát triển đúng hướng, phù hợp với xu thế toàn cầu.

Ông Nguyễn Vãn Nhân, phó cục trýởng Cục Hợp tác Quốc Tế.
            Bộ vãn hóa thể thao và du lịch

Ông Nguyễn Vãn Nhân, phó cục trưởng Cục Hợp tác Quốc Tế.
Bộ văn hóa thể thao và du lịch

Theo ông Togar M. Simatupang, chuyên gia xây dựng bản đồ ngành công nghiệp sáng tạo cho Indonesia, muốn phát triển chúng ta cần phải học cách tư duy. Giống như các bước phát triển của xã hội, từ thời kỳ đồ đá - đồ đồng, rồi đến thời chiếm hữu nô lệ, đến phong kiến, và lên tư bản chủ nghĩa... Nền kinh tế cũng vậy! Trải qua nông nghiệp với lực lượng sản xuất chính là nông dân và thợ thủ công, rồi đến công nghiệp với công nhân là nòng cốt, đến thời đại thông tin với lao động trí thức làm đầu tàu. Và tiếp sau đến thời đại gì? Đó là “thời đại sáng tạo”, lực lượng lao động sáng tạo sẽ kéo xã hội phát triển. Nước Anh đã nắm được điều này từ những năm cuối thế kỷ 20 và họ đã lên một dự án tầm quốc gia để tạo một bản đồ về các ngành công nghiệp sáng tạo. Indonesia cũng đã thành công khi xây dựng "thí điểm" bản đồ công nghiệp sáng tạo tại thành phố Bandung vào đầu thập kỷ này và nay đang áp dụng cho thủ phủ Jakarta của họ.

“Những năm gần đây, Nhà nước đã quan tâm đầu tư mọi lĩnh vực trong ngành văn hóa. Nhưng sự đầu tư của Nhà nước vào lĩnh vực này còn thấp so với nhu cầu. Dự kiến ngân sách nhà nước cho ngành trong thời gian qua tăng 17% (cao nhất so với các bộ, ngành khác). Ngân sách dành cho các chương trình mục tiêu của ngành văn hóa cũng tăng 71,6%. Và điều quan trọng nhất là Nhà nước cần phải đổi mới quan niệm về công nghiệp văn hóa, coi sự nghiệp văn hóa là một ngành sản xuất, có khả năng tạo ra các sản phẩm sáng tạo mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực và phải đi đúng theo quy luật của thị trường”, ông Nguyễn Văn Nhân, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Kho tàng tiềm năng chưa khai thác

Thời đại
nông nghiệp

(nông dân và
thợ thủ công)
Thời đại
công nghiệp

(công nhân
nhà máy)
Thời đại
thông tin

(lao động
tri thức)

Thời đại
sáng tạo

(lao động
sáng tạo)

Các ngành công nghiệp sáng tạo (creative industries) mà nhiều nước trên thế giới đưa ra gần tương đồng với nhóm ngành công nghiệp văn hóa (cutural industries) mà Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đưa ra, trong đó có các ngành như xuất bản, báo chí, quảng cáo... mang nhiều chất sáng tạo và có cả những ngành mang tính lưu truyền, bảo tồn như nghệ thuật biểu diễn.

Các chuyên gia nước ngoài đánh giá cao tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo của Việt Nam, vì Việt Nam có cả một kho tàng văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú. Bên cạnh đó là nguồn nhân lực sáng tạo các mặt hàng thủ công rất dồi dào. DN Việt Nam lại rất tự tin, mạnh dạn đầu tư, ngành công nghiệp điện ảnh, truyền hình phát triển mạnh trong vài năm gần đây. Điều cốt lõi chính là động thái từ phía Chính phủ. DN và hiệp hội trong diễn đàn các ngành công nghiệp sáng tạo luôn khao khát chỉ cần Nhà nước làm đầu tàu, họ sẽ sẵn sàng chung tay tạo dựng một bản đồ các ngành sáng tạo.  

Theo Pcworld

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0